News & Events
16 Bài lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu, trái ngành
- Tháng Mười Một 10, 2024
- Posted by: Huyen Nguyen Thanh
- Category: Adverisement
1. Nghề Tester cần làm gì?
Công việc kiểm thử phần mềm hay testing đóng vai trò chính trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi giao tới tay khách hàng. Nhân viên kiểm thử phần mềm sẽ phải thực hiện nhiều công việc khác nhau trong vòng đời của phần mềm. Như:
+ Theo dõi, kiểm soát và ghi lại quy trình kiểm thử thủ công và automation test
+ Làm các thao tác kiểm thử, ghi lại kết quả và báo cáo về bất cứ lỗi hay bất thường nào xảy ra với sản phẩm phần mềm/
+ Đảm bảo thực hiện Testing trong tất cả giai đoạn của SDLC
+ Kiểm tra, phân tích các thông số kỹ thuật trên hệ thống
+ Báo cáo các lại các lỗi, vấn đề đã tìm thấy được trong khi kiểm thử phần mềm
+ Thực hiện Test lại bất cứ khi nào có sự thay đổi về code
+ Tương tác với nhà phát triển và các thành viên trong nhóm để đảm bảo tiến độ dự án
+ Đảm bảo chất lượng phần mềm tổng thể trước khi gia tới tay khách hàng
Để làm được những điều sau cần có một lộ trình học từ cơ bản đến nâng cao. Trong đó cần có các kiến thức tổng quát từ tester là gì, vòng đời của phần mềm, các hướng test, hệ điều hành, SQL, các công cụ quản lý lỗi và làm Automation Test
2. Làm Tester cần học những gì để kiểm thử phần mềm tốt?
Những điều cần biết khi học Tester bao gồm:
+ Tìm kiểu kiểm thử phần mềm là gì?
+ Tố chất và yêu cầu cần có của một QA/ Tester
+ Các vị trí cần có đối với một dự án phần mềm
+ Học về Test Plan
+ Học về test Case, Viewpoint
+ Học về cách viết Test Case, Checklist. TRang bị các thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành hay dùng
+ Học các phương pháp viết Testcase
+ Cần học các giai đoạn của kiểm thử
+ Học về Bug là gì, các công cụ để Logbug
+ Vòng đời của Bug trong phần mềm
Ngoài ra, trong lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu, bạn còn cần phải rèn luyện các kỹ năng:
+ Kỹ năng phân tích Logic đê có thể tìm hiểu chuyên sâu đối với phần mềm dự án
+ Kỹ năng trao đổi với khách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm
+ Rèn luyện sự chủ động và làm việc độc lập khi cần thiết trong toàn bộ dự án
+ Kích thích sự tò mò và đổi mới trong quá trình kiểm thử để tạo nên kết quả đột phá
Các kiến thức và kỹ năng trên vô cùng quan trọng đối với một nhân viên kiểm thử phần mềm. Codestar Academy hiểu được điều đó và chắc chắn sẽ đáp ứng cung cấp cho học viên trong 16 buổi học tại trung tâm. Học viên tại Codestar sẽ được trực tiếp các Tester Manager đào tạo và truyền đạt những kỹ năng trong nghề qua những dự án thực tế theo một lộ trình bài bản
3. Lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu trong 16 buổi
Buổi học | Nội dung | Nội dung cụ thể |
Buổi 1 | Tổng quan về kiểm thử phần mềm | + Kiến thức tổng quát về kiểm tử phần mềm: Khái niệm, công việc cần làm, lọ trình phát triển nghề Tester, lợi ích của việc testing , vai trò của Testing + Học các mô hình trong kiểm thử phần mềm + Tìm hiểu về vòng đời phát triển phần mềm STLC |
Buổi 2 | Học phân tích yêu cầu dự án | + Tìm hiểu các loại tài liệu phân tích + Hướng dẫn cách phân tích tài liệu yêu cầu cửa dự án + Hướng dẫn cách mindset đặt câu hỏi Q&A trên từng dự án + Thực hiện phân tích yêu cầu trên dự án thật (Thực hành) |
Buổi 3 | Học tạo và viết TestCase chuyên nghiệp | + Tìm hiểu về Testcase: Cấu tạo, cách viết, các tips viết TestCase + Tìm hiểu Template cho Test Case chuẩn trong dự án + Thực hành viết Test Case cho dự án |
Buổi 4 + buổi 5 | Học thực hành Tester: Thực hành viết TestCase cho dự án thực tế | + Các Tips viết Testcase cho dự án phần mềm + Thực hành viết TestCase cho một dự án thật (Thực hành) + Thực hiện phân tích 1 số yêu cầu khó theo request (Thực hành) + Viết Testcase cho dự án THẬT (Thực hành) |
Buổi 6 + buổi 7 | Học cách test Database và My SQL cho dự án | + Tìm hiểu về Database trong hệ thống phần mềm, phân tích mỗi quan hệ của SQL – Testing + Học viết câu lệnh cơ bản trong SQL + Thực hiện thao tác trên CSDL (Thực hành) |
Buổi 8 | Tìm hiểu Bug _ Bug/Defect Tracking Tools | + Khái niệm về Bug, Defect, Fault + Tìm hiểu cấu trúc báo cáo lỗi (Bug Report) là gì + Quy trình quản lý lỗi nhưng thế nào + Thực hiện quản lý Bug trên Jira (Thực hành) |
Buổi 9 | Hướng dẫn Testing Different Domains – Website Testing | + Tìm hiểu cách kiểm thử trên website, các tips thực hiện testing cho web + Chia sẻ điểm nhấn, điểm cần lưu ý khi thực hiện testing trên website |
Buổi 10+ buổi 11 | Thực hành Testing trên website | + Viết Test Case cho 1 dự án website thực tế, thực hiện LogBug và đánh giá lại kết quả |
Buổi 12 | Hướng dẫn kiểm thử phần mềm trên Mobile Testing Different Domains – Mobile Testing | + Tìm hiểu kiểm thử trên Mobile là gì, cách thực hiện như thế nào + Chia sẻ các tips khi thực hiện testing trên mobile + Chia sẻ các điểm nhấn, điểm lưu ý khi thực hiện testing trên mobile |
Buổi 13 | Thực hành test trên Mobile | + Thực hành viết Test Case + Review kết quả + Thực hiện test trên hệ thống thật + Thực hiện Log Bug |
Buổi 14 | Test API | + Các khái niệm cơ bản về Test API + Vai trò của Test API trong hệ thống + Phân tích API và các vấn đề trong API + Công cụ Test API: Postman + Thực hành: Thực thi Test API trên hệ thống |
Buổi 15 | Các Level Test | + Các cấp độ kiểm thử phần mềm + Các loại kiểm thử: Kiểm thử chức năng, phi chức năng, kiểm thử cấu trúc, kiểm tra thay đổi liên quan + Summary lại khóa học + Giải đáp Q&A cho cả khóa học |
Buổi 16 | Hướng dẫn cách chính phục nhà tuyển dụng khi xin việc Tester | + Cách viết CV thu hút nhà tuyển dụng, dễ trúng tuyển + Làm bài kiểm tra cuối khóa học và đánh giá hiệu quả + Định hướng phát triển nghề nghiệp + Mooc up cho phỏng vấn |
Trên đây là lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu tại học viện đào tạo CodeStar. Lộ trình trên được xây dựng dựa trên các kiến thức và kỹ năng cần có dành cho nhân viên kiểm thử phần mềm. 100% người đứng lớp giảng giải đều là các Test Manager hoặc Phó/Trưởng phòng hiện đang làm việc tại các tập đoàn công nghệ lớn Việt Nam.
Đăng kí khóa học Tester cho người mới bắt đầu Online hoặc Offline tại https://www.facebook.com/CodeStarAcademy
Bạn cũng có thể đăng ký khóa học Automation Test nếu quan tâm tới hướng kiểm tử phần mềm tự động.
Tất cả các khóa học tại học viện đào tạo CodeStar đều được xây dựng mang tới hiệu quả cao nhất cho học viên, bám sát các dự án thực tế và có lượng thời gian thực hành tới 80%.
4. Địa chỉ học Tester cho người mới bắt đầu uy tín, có việc làm ngay
CodeStar Academy là học viện đào tạo CNTT uy tín Top đầu tại Việt Nam với những khoá học từ cơ bản tới nâng cao dành cho các bạn đam mê công nghệ, đang muốn phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khóa học Tester cho người mới bắt đầu tại đây được đánh giá cao về chương trình dạy học, chất lượng đầu ra.
Chương trình học tại Codestar Academy được thiết kế phù hợp với mọi đối tượng, cả những sinh viên trái ngành, người đã đi làm, không biết Code. Không chỉ được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết để trở thành một nhân viên viên kiểm thử, học viên còn được:
+ Cầm tay chỉ việc trong các dự án thật
+ Giảng viên là các Trưởng phòng – Phó phòng – Tester manager có kinh nghiệm trên 10 năm
+ Thời gian thực hành chiếm hơn 70% khóa học
+ Trang đủ đầy đủ các kiến thức từ cơ bản tới các khóa nâng cao và chuyên sâu
+ Học cách cách đặt câu hỏi, cách viết Testcase, cách Log Bug…
+ Định hướng và giới thiệu nghề nghiệp sau khi hoàn thành khóa học tại các doanh nghiệp đối tác như Công ty TNHH Công nghệ phần mềm Kaopiz, Trung tâm Kiểm thử phần mềm CMC-Global, LG Việt Nam,…
Điểm khác biệt của các khoá học Tester tại CodeStar Academy là 100% học viên sẽ được THỰC HÀNH TRÊN DỰ ÁN THẬT VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM tại các đối tác của học viện. Đây là điều không một trung tâm nào đáp ứng được. Ngay khi kết thúc khoá học, học viên đã tích lũy được nền tảng và kỹ năng “thực chiến” cần thiết để xin việc tại bất cứ đâu với mức lương từ 400$. Đăng kí ngay
Đặc biệt, học viên sẽ được học lại MIỄN PHÍ trọn đời nếu không đáp ứng được lượng kiến thức và kỹ năng cần thiết để xin việc.
Ngoài ra, sau khi đã On Job tại các doanh nghiệp IT, học viên vẫn sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật trọn đời và miễn phí từ Codestar 100%.
5. Lộ trình phát triển nghề Tester
Lĩnh vực công nghệ đang ngày càng phát triển, điều này mang tới tương lai rộng mở cho nghề kiểm thử phần mềm. Không chỉ dừng lại ở Tester, bạn còn có thể lựa chọn hướng phát triển phù hợp với mục tiêu và lộ trình của bản thân như:
+ FreSher – Nhà phần tích QA
+ Chuyên viên phân tích QA sau 2-3 năm
+ Điều phối viên nhóm trong 5-6 năm
+ Quản lý kiểm thử phần mềm sau 7-10 năm
+ Quản lý kiểm thử cấp cao sau hơn 10 năm
Lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu vô cùng quan trọng giúp đặt nền tảng vững chắc cho quá trình học tập và làm việc sau này. Nếu bạn cần được tư vấn về lộ trình học Tester có thể liên lạc qua Hotline: 0367.833.933 hoặc qua Fanpage của CodeStar.