Kỹ thuật thiết kế Testcase (part 3)
- Tháng Năm 12, 2022
- Posted by: codestar
- Category: Uncategorized
Trong phần 1 và phần 2 của chủ đề các kỹ thuật thiết kế testcase, chúng ta đã đi tìm hiểu khá sâu về 2 kỹ thuật thiết kế testcase là Phân vùng tương đương và Phân tích giá trị biên. Phần cuối của chủ đề này, cùng mình tìm hiểu về 1 kỹ thuật cũng rất hay được nhắc đến trong quá trình học và làm Tester: KỸ THUẬT ĐOÁN LỖI (ERROR GUESSING)
3. Đoán lỗi (Error Guessing)
3.1 Định nghĩa
Phương pháp đoán lỗi được định nghĩa bằng việc các testers được đưa cho 1 chương trình, từ đó phỏng đoán dựa vào trực giác, kinh nghiệm, các bug đã từng xảy ra với chương trình trước đó, cuối cùng thiết kế lên testcase với các lỗi đó.
3.2. Ví dụ
VD1: Sau khi upload ảnh và submit thành công, ảnh hiển thị đúng rồi, tester cần thử reload lại trang để xem ảnh đó có hiển thị đúng nữa không?
VD2: Giả sử chúng ta có một tài khoản ngân hàng và chúng ta phải gửi một số tiền vào đó, nhưng số tiền sẽ được chấp nhận trong một phạm vi cụ thể trong đó là 5000-7000. Vì vậy, ở đây, chúng tôi sẽ cung cấp giá trị của đầu vào khác nhau cho đến khi nó bao phủ phạm vi kiểm tra tối đa dựa trên Error Guessing và xem liệu nó được chấp nhận hay đưa ra thông báo lỗi:
Ghi chú:
– Điều kiện: nếu số tiền> 5000 và số tiền <7000
– Và, nếu chúng tôi nhập 5000 → thông báo lỗi (không được chấp nhận dựa trên điều kiện)
– 7000 → thông báo lỗi (không được chấp nhận dựa trên điều kiện)
3.3 Tester có thể sử dụng các yếu tố sau để thực hiện kỹ thuật Đoán lỗi
– Trực giác của tester
– Review checklist
– Báo cáo rủi ro của phần mềm
– Giao diện người dùng ứng dụng
– Các quy tắc test cơ bản
– Test Results trước đó
– Những bug/defects đã xảy ra trong quá khứ
– Nhiều loại data test
– Kiến thức về UAT
– …
3.4 Ưu điểm và nhược điểm của Error Guessing
Các ưu điểm của Error Guessing như sau:
– Là một cách tiếp cận tốt được sử dụng để nâng cao các kỹ thuật thiết kế testcase
– Với sự trợ giúp của kỹ thuật này, testers có thể tìm được thêm nhiều lỗi điển hình hơn, do đó, testers có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
Sau đây là những hạn chế của Error Guessing:
– Error Guessing hướng vào cảm tính hơn và không theo quy tắc nhất định
– Sử dụng kỹ thuật này có thể không đạt được phạm vi test tối thiểu.
– Error Guessing có thể được thực hiện bởi những người testers có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về sản phẩm; tuy nhiên sẽ khó khăn với những bạn mới.
Nếu bạn đang cần tìm một cơ sở đào tạo uy tín về Tester, hãy tham khảo CodeStar Academy với khóa học Tester cho người mới hoàn toàn. Trong khóa học, bạn sẽ được thực hành trực tiếp trên dự án, chương trình có thật, bám sát công việc Tester đang làm thực tế tại các doanh nghiệp.
Đặc biệt, khóa học sẽ cung cấp cho bạn thành thạo các kỹ thuật thiết kế 1 testcase hiệu quả và chuyên nghiệp. Chần chờ gì nữa, hãy truy cập ngay link website của CodeStar dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về khóa học Tester cho người mới: https://codestar.vn/product/testing-for-freshers/ hoặc tại https://codestar.vn/khoa-hoc-tester-cho-nguoi-moi-hoan-toan/