News & Events
Tìm hiểu IT Communicator là gì: Công việc, tố chất, kỹ năng
- Tháng Bảy 7, 2024
- Posted by: SEOMKT
- Category: Uncategorized
Nghề IT Communicator có lẽ là một khái niệm còn khá mới mẻ với nhiều người. Thậm chí kể cả những người làm trong lĩnh vực IT, khái niệm này đôi khi vẫn còn là một công việc lạ lẫm. Vậy IT Communicator là gì và công việc này thực chất làm những nhiệm vụ này.
1. Định nghĩ chính xác về IT Communicator là gì?
Định nghĩa IT Communicator hay IT Comtor chính xác và dễ hiểu nhất là một thông dịch viên, là người dịch thuật các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin. Hiện nay, các công ty Nhật Bản đang rất cần nhân sự tại vị trí IT Communicator này, bởi rào cản ngôn ngữ, khiến việc triển khai các dự án tới các kỹ sư việt nam sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, vì thế vai trò của IT Comtor ở các công ty này thường rất quan trọng, là cầu nối giữa 2 bên, giúp mọi người tìm được tiếng nói chung, hiểu nhau hơn và đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc.
“Khách hàng” mà IT Communicator cần trao đổi hàng ngày đó là những kỹ sư công nghệ, các nhà quản lý, các trưởng bộ phận dự án, giám đốc, hay có thể là khách hàng của công ty. Họ là những người thông dịch các lời nói trong mỗi cuộc họp, dịch thuật các loại tài liệu liên quan để cung cấp cho các kỹ sư.
Nghe qua công việc thì khá giống một phiên dịch viên hoặc một kỹ sư BrSE. Tuy nhiên đây là một vị trí đặc thù cần sự cẩn thận, tỉ mỉ, độ chính xác cao không kém các ngành kỹ thuật khác.
2. Công việc IT Communicator là làm những gì?
+ Dịch thuật các tài liệu kỹ thuật (liên quan đến dự án, công nghệ) cho các kỹ sư khi đối tác nước ngoài gửi qua. Việc này đòi hỏi phải thật chính xác, để giúp các kỹ sư hiểu rõ hết toàn bộ nội dung mà phía đối tác yêu cầu, để từ đó đề ra các phương án, các bước tiếp cận, thời gian thực hiện phù hợp nhất.
+ Thông dịch các cuộc trao đổi hội thảo giữa các bên, trả lời các Q&A, các feedback của đối tác cũng như khách hàng.
+ Tham gia các buổi họp giữa các bên, để báo cáo tình hình tiến độ chung của dự án để 2 bên biết, từ đó đề ra các giải pháp thực hiện tiếp theo.
+ Chủ động nắm bắt tiến độ thực hiện dự án đến đâu, sau đó thông báo cho khách hàng biết những vấn đề xảy ra không mong muốn để tìm hướng giải quyết thỏa đáng.
+ Luôn học hỏi và trau dồi kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp của mình, cũng như thường xuyên đọc cái tài liệu kỹ thuật chuyên ngành liên quan để có thể nắm bắt và hiểu rõ hơn trong công việc.
Bên cạnh sự khó khắt khe trong công việc, trở thành một IT Communicator mang tới nhiều lợi ích và quyền lợi tuyệt vời.
3. Những điều tuyệt vời bạn sẽ nhận được khi trở thành một IT Comtor?
+ Phát triển khả năng ngoại ngữ: điều này thật sự dễ hiểu và chắc chắn, bởi IT Comtor luôn phải tiếp xúc và có rất nhiều cơ hội làm việc với các đối tác nước ngoài, từ tiếng anh, tiếng Nhật, tiếng trung quốc, hàn quốc, tùy theo môi trường làm việc của bạn ở công ty thuộc đất nước nào, thì bạn nên trau dồi kiến thức và kỹ năng về ngôn ngữ, cũng như văn hóa ở đất nước đó.
+ Nâng cao các kỹ năng mềm: bạn có thể giao tiếp với khách hàng, với đối tác, với sếp, với đồng nghiệp, công việc của bạn luôn xoay quanh rất nhiều loại người, ở các cấp bậc khác nhau, từ đó khả năng ứng xử của bạn cũng như cách thức giao tiếp sao cho hài hòa, dễ chịu,…. cũng ngày một phát triển theo.
+ Có thêm nhiều cơ hội học hỏi: việc giao tiếp với rất nhiều người, rất nhiều bộ phận, thứ bậc.. sẽ giúp cho bạn học hỏi được nhiều điều, từ hành vi, cách nói chuyện, đến văn hóa ứng xử…..
+ Phát triển kiến thức toàn diện: khi dự án code về ngân hàng, bạn phải tìm hiểu các từ khóa, từ ngữ chuyên ngành về ngân hàng, khi dự án code web về giáo dục, bạn lại phải tìm hiểu tất các các từ ngữ liên quan về ngành nghề đó,…. Từ đó, với thâm niên làm nhiều năm của mình, chắc chắn khối lượng kiến thức của bạn sẽ ngày một nâng cao ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.
+ Thu nhập cao: IT Communicator là nghề có mức thu nhập cao và có rất nhiều cơ hội để thăng tiến trong công việc. Theo khảo sát mới nhất về các ngành nghề trong công nghệ thông tin, thì thu nhập trung bình của một IT Communicator khi mới ra trường là khá cao, sẽ dao động từ khoảng 8.000.000 – 12.000.000 đồng/tháng tại Việt Nam.
4. Những tố chất và kỹ năng cần phải có để trở thành một IT Comtor chuyên nghiệp
+ Khả năng ngoại ngữ: trau dồi và học thật giỏi 1 ngôn ngữ, thậm chí là 2, hoặc 3, càng nhiều càng tốt
+ Kỹ năng giao tiếp và kiến thức xã hội: bạn cần phải ăn nói lưu loát, nhẹ nhàng, dễ nghe, có kiến thức xã hội rộng lớn, am hiểu các nền văn hóa khác nhau trên thế giới để có thể phục vụ cho công việc của bạn một cách tốt nhất có thể
+ Khả năng tự học, từ tìm kiếm, research. Hiện nay mọi thông tin đều có trên google, ngoài ra, bạn cần phải tự học, tự rèn luyện và học hỏi từ những người có kinh nghiệm, những bậc anh chị có thâm niên trong ngành nghề này để đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
+ Chịu khó, công phu, cần mẫn, tỉ mỉ và chính xác hơn trong công việc: nghề này cũng như bao nghề thông dịch viên hay dịch thuật khác, chỉ cần dịch sai 1 từ, thì ngữ nghĩa của cả câu văn hay hội thoại sẽ được hiểu sai sang một ý khác, nghiêm trọng hơn là người nghe sẽ hiểu sai vấn đề, chính vì thế, việc ghi chép cẩn thận, chỉnh chu trong từng lời văn, tiếng nói là điều hết sức cần thiết.
+ Sắp xếp và quản lý công việc một cách hiệu quả: Áp lực công việc này là rất lớn, đôi lúc trong 1 tuần, thậm chí trong 1 ngày, bạn phải trải qua nhiều cuộc họp lớn nhỏ khác nhau, vì thế việc sắp xếp thời gian một cách hợp lý, để có được sự chuẩn bị chu đáo, tránh bỏ lỡ công việc, từ đó giảm thiểu thấp nhất những hậu quả có thể xảy ra như chậm tiến độ công việc, lỡ có hội đầu tư hay đàm phán với đối tác..
5. Phân biệt IT Communicator và kỹ sư cầu nối BrSE
IT Communicator và BrSE đều có vai trò như cầu nối giữa các nhóm khác nhau như nhóm phát triển phần mềm, nhóm kỹ thuật, nhóm khách hàng và các bên liên quan khác. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau về bản chất, nghiệp vụ và kỹ năng của 2 vị trí.
5.1. Về bản chất
+ IT Comtor là phiên dịch viên tiếng Nhật làm việc trong lĩnh vực CNTT
+ BrSE là kỹ sư cầu nối giữa khách hàng nước ngoài và đội nhóm kỹ thuật trong nước. Nhiệm vụ chính của họ là truyền đạt các yêu cầu từ khách hàng tới team kỹ thuật, nhằm đảm bảo sự thấu hiểu của hai bên và thuận lợi trong quá trình hợp tác
5.2. Về nghiệp vụ
* Vị trí IT Communicator
+ Phiên dịch cuộc trao đổi giữa hai bên như Q&A, những feedback diễn ra trong quá trình thực hiện yêu cầu đó
+ Dịch tài liệu
+ Tham gia cuộc họp báo cáo tiến độ, và lưu lại biên bản họp
+ Giải thích những mô tả, yêu cầu của khách hàng cho team project
+ Nắm bắt tiến độ để chủ động liên lạc với khách hàng khi xảy ra vấn đề không mong muốn
* Vị trí Kỹ sư cầu nối BrSE:
+ Hỗ trợ và lên kế hoạch cho dự án
+ Xác nhận, nắm rõ, triển khai các yêu cầu từ phía khách hàng Đem lại cho khách hàng sự hài lòng và trải nghiệm tốt trong phạm vi đã cam kết tại dự án phát triển
+ Quản lý bàn giao và chất lượng sản phẩm
+ Quản lý và đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ và tránh rủi ro
5.3. Về kỹ năng cần có
* Vị trí IT Communicator
+ Nắm vững và sử dụng thành thạo hai ngôn ngữ Nhật – Việt đặc biệt là các từ vựng về chuyên ngành IT
+ Có kiến thức sâu rộng về IT, nắm vững và biết cách dùng những thuật ngữ IT
+ Sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, bao quát công việc, khả năng truyền tải thông tin…
+ Hiểu văn hóa làm việc của Nhật Bản
* Vị trí Kỹ sư cầu nối BrSE:
+ Có chuyên môn về IT: Biết ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Biết code là một lợi thế, ngoài ra một BrSE cũng cần đến khả năng về thiết kế
+ Thành thạo tiếng Nhật, văn hóa Nhật
+ Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng khi bạn là một kỹ sư cầu nối, để đảm bảo việc truyền tải thông tin giữa khách và các team là chính xác, dễ hiểu. Ngoài ra, kỹ năng giải quyết những vấn đề xung đột trong dự án khi cần thiết
Kỹ năng quản lý: Một BrSE sẽ phải làm việc với rất nhiều team project, phải nắm vững quá trình và đảm bảo tiến độ để truyền tải với khách hàng
+ Đối với BrSE thì kỹ năng mềm cũng rất quan trọng: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề…
>> Tìm hiểu thêm về: BrSE là gì và những điều cần biết về kỹ sư cầu nối