News & Events
Thực trạng ngành kỹ sư Công Nghệ Thông Tin Nhật Bản
- Tháng Sáu 29, 2024
- Posted by: SEOMKT
- Category: Uncategorized
Những năm trở lại Nhật Bản đây dù liên tục tuyển dụng thêm lượng lớn lao động nước ngoài, đặc biệt là kỹ sư Công Nghệ Thông Tin Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản cũng đã nới lỏng chính sách nhập cư lao động, đồng thời các doanh nghiệp Nhật Bản cũng không còn khắt khe, kén chọn việc tuyển dụng lao động nước ngoài nữa.
1. Thực trạng về lao động ngành Công Nghệ Thông Tin tại Nhật Bản
Theo số liệu của Bộ Kinh tế công thương Nhật Bản (METI), đến năm 2020, Nhật sẽ thiếu khoảng 50.000 nhân lực ngành CNTT. Và cũng theo khảo sát của cơ quan xúc tiến CNTT Nhật Bản (IPA), trong 5 năm gần đây, có trên 60% doanh nghiệp Nhật khẳng định thiếu và rất thiếu nhân lực kỹ sư IT. Đặc biệt là tình trạng “khát nhân lực” CNTT có xu hướng gia tăng mạnh mẽ khi chỉ từ chỉ có 5% các doanh nghiệp Nhật Bản trả lời “rất thiếu nhân lực” CNTT vào năm 2009 thì đến năm 2013, con số này đã tăng gấp gần 4 lần.
Xã hội phát triển, quá nhiều kĩ thuật mới, kỹ sư IT không theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Các lĩnh vực mới của ngành IT cũng liên tục được mở rộng. Trong khi tất các các lĩnh vực truyền thống lâu đời cũng như công việc vận hành quản lý đều có nhu cầu số hóa, CNTT hóa. Đây chính là nguyên nhân khiến nhu cầu kỹ sư IT thiếu hụt mạnh mẽ nhất và càng ngày càng lớn.
Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đang rất cần các nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trình độ cao như kỹ sư công nghệ thông tin (IT). Tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực ở các công ty CNTT Nhật đã buộc họ phải thực hiện giải pháp “nhập khẩu lập trình viên” với hàng loạt các chính sách và đãi ngộ hấp dẫn. Đây là một cơ hội rất tốt với nhiều kỹ sư IT Việt Nam vì nguồn đào tạo trong nước ngày càng tăng. Nhờ đó, Việt Nam đã và đang trở thành một trong những nguồn cung cấp nhân lực IT chủ lực cho các công ty Nhật. Chất lượng nhân lực IT Việt được phía Nhật đánh giá là khá cao cũng như có sự tương đồng về văn hóa về mối quan hệ tốt đẹp qua nhiều thập kỷ nên ngày càng có nhiều lập trình viên Việt Nam sang Nhật làm việc.
Ngoài ra một trong những nguyên nhân phải kể tới là đặc thù ngành nghề này ít trọng dụng hoặc không phù hợp với nữ giới cũng như lao động nam trên 40 tuổi. Đây là thống kê của doanh nghiệp IT nói chung, đối với những doanh nghiệp chuyên về kỹ thuật IT công nghệ cao thì việc tuyển dụng nhân lực “có tuổi” còn bị “dè chừng” hơn nữa. Khả năng tuyển những kĩ sư từ 30 tuổi, 40 tuổi là cực kì thấp, và thậm chí dù có tuyển có lẽ họ cũng khó hòa nhập được với môi trường làm việc.
2. Kỹ sư IT Việt Nam làm việc tại Nhật Bản có tốt không
Đội ngũ lập trình viên của Việt Nam có tay nghề được đào tạo rất tốt nhưng thường khả năng nói tiếng Nhật lại kém, đa số người nói được tiếng Nhật trong các công ty CNTT tại Việt Nam đều là các bạn thông dịch viên.
Các kỹ sư cầu nối, vị trí đòi hỏi giỏi cả chuyên môn lẫn tiếng Nhật lại càng thiếu hụt nhiều hơn do đây là vị trí gần như bắt buộc đối với các công ty Nhật khi tiến hành Offshore hoặc Outsource sang Việt Nam. Điều này khiến cho các nhà Tuyển dụng Nhật Bản khó có thể tuyển khi số lượng không đủ.
3. Lợi ích khi trở thành kỹ sư IT tại Nhật Bản
Theo các ứng viên quan tâm đến việc làm CNTT tại Nhật thì sức hút từ thị trường việc làm IT tại Nhật đến từ mức thu nhập cao, chất lượng công việc đảm bảo và học hỏi được từ các dự án tầm cỡ quốc tế thêm vào đó là những trải nghiệm về văn hóa mới tích lũy thêm những hành trang kiến thức vô cùng quý giá trong thời gian làm việc ở Nhật.
4. Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin tại Nhật Bản
CNTT là một lĩnh vực mới của cả thế giới nên nhìn chung thì công việc cụ thể ở các nước sẽ không khác nhau nhiều, tại Nhật các kỹ sư IT sẽ phụ trách những công việc như:
+ Kỹ sư mạng, hệ thống: Quản lý, cài đặt, giám sát, xử lý vấn đề các hệ thống máy tính
+ Kỹ sư phần cứng: Sửa chữa, bảo trì, vận hành các thiết bị máy tính và điện tử hoặc tham gia trong các công ty điện tử máy móc công nghiệp.
Kỹ sư phần mềm: Thiết kế, xây dựng, bảo trì các hệ thống phần mềm máy tính, website, ứng dụng di động, game, giải trí… Đây là lĩnh vực có nhu cầu lớn nhất và nhiều lao động Việt Nam tham gia nhất.
+ Kỹ sư cầu nối BrSE: Đây là một công việc đặc thù chỉ có trong ngành CNTT và outsource hoặc offshore ra nước ngoài. Điều này chủ yếu phát sinh do ngôn ngữ Nhật khó học, ít phổ biến như tiếng Anh. Người Nhật cũng bảo thủ và thường ko giỏi tiếng Anh nên khi làm việc chung với người nước ngoài gặp nhiều rào cản trong giao tiếp. BrSE là người có chuyên môn và hiểu biết trong lĩnh vực CNTT đồng thời lại giỏi giao tiếp bằng tiếng Nhật sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa các quản lý, kỹ sư Nhật với các kỹ sư người nước ngoài khác. Họ sẽ tham gia dịch thuật các tài liệu mô tả, báo cáo, tham gia các cuộc họp hoặc thậm chí là trực tiếp làm việc cùng trong các dự án nhằm đảm bảo mọi thứ thông suốt.
+ Kỹ sư các IT công nghệ cao: Lập trình Blockchain, Big data, Trí tuệ nhân tạo (AI), IOT, Robot là những ngành hot nhất có nhu cầu rất cao và tương lai sẽ thiếu nhân lực nhiều nhất.
5. Làm kỹ sư IT tại Nhật có áp lực không?
Từng có thời kỳ các kỹ sư được gọi là những chiến binh IT, phải chịu đựng môi trường làm việc khắc nghiệt, mặc định thời gian được rời khỏi công ty là khi chuyến xe điện cuối cùng chạy. Môi trường làm việc của dân IT công nghệ cao lại càng khắc nghiệt hơn. Do nhu thiếu nhân sự và các dự án thường phát sinh yêu cầu trong khi thời gian luôn bị giới hạn. Các kỹ sư CNTT sẽ thường phải OT (Over time – Làm thêm giờ) hoặc thậm chí “ăn ngủ” trong công ty cùng dự án.
Bên cạnh đó tác phong làm việc và văn hóa làm việc của người Nhật cũng coi trọng uy tín, sự nỗ lực cống hiến nên sẽ tạo ra áp lực rất lớn đối với các bạn trẻ Việt Nam nếu chưa quen. Bạn thường sẽ phải luôn đảm bảo đến công ty đúng giờ và thường không được ra về trước khi sếp đứng dậy. Người Nhật cũng thường không coi trọng lao động nước ngoài và khá khó hòa nhập khi làm chung.
Tuy vậy, những năm gần đây, nhu cầu tăng cao và các chính sách mở rộng lao động của chính phủ cũng giúp tình hình cải thiện hơn. Nhiều công ty Nhật có các chính sách dành riêng cho lao động nước ngoài cũng như tạo cơ hội hòa nhập hơn cho họ như hỗ trợ về chỗ ở, phương tiện đi lại, về sớm, chính sách pháp lý cũng như các điều kiện về môi trường làm việc khác.
6. Mức lương của kỹ sư IT Việt Nam tại Nhật là bao nhiêu?
Mức lương dành cho lập trình viên ở Nhật được đánh giá là rất hấp dẫn và thường gấp nhiều lần so với Việt Nam. Mức lương tối thiểu mà lập trình viên tại Nhật có được 208.000 yên/tháng (khoảng 40 triệu VND) và có thể lên đến 833.000 yên (~165 triệu VND) tùy theo khả năng cũng như thái độ và trình độ tiếng Nhật của bạn. Đây là cơ hội mơ ước của rất nhiều kỹ sư IT trẻ Việt Nam. Tất nhiên để đạt tới mức lương cao 833.000 yên thì sẽ đòi hỏi rất nhiều về trình độ cũng như kinh nghiệm, tuy nhiên điều này cho thấy cơ hội thăng tiến, phát triển sự nghiệp của các kỹ sư IT ở Nhật là rất tốt và thuộc hàng top các ngành nghề tại đây.
Cụ thể hơn mức lương cho một số vị trí tham khảo như sau:
+ Lập trình viên: Lương từ 208,000 Yên (40 triệu VNĐ) đến 266,000 Yên (54 triệu VNĐ)
+ Senior, Leader: Lương từ 241,000 Yên (50 triệu VNĐ) đến 440,000 Yên (87 triệu VNĐ)
+ Project Manager: Lương đến 833,000 Yên (165 triệu VNĐ)
Như vậy, trừ đi các khoản sinh hoạt phí bạn có thể tiết kiệm được 1 khoản kha khá sau một thời gian làm việc ở Nhật. Ngoài ra với các công việc này, bạn hoàn toàn có thể xin ở lại Nhật vĩnh viễn thậm chí đón gia đình sang sống cùng mình.
7. Khảo sát nhu cầu tuyển dụng kỹ sư công nghệ thông tin tại Nhật Bản
Công ty nhân sự Revatech mới đây đã công bố kết quả tổng hợp các công việc kỹ sư CNTT (nhân viên toàn thời gian) được các công ty tuyển dụng trong năm tài chính 2018 theo ngôn ngữ lập trình. Java là phổ biến nhất, chiếm 31,1% công việc. Tiếp đến là PHP (14,9%), Ruby (8.2%), C # / C # .net (6.6%) và JavaScript (6.5%).
Revatech nói, “Java đang thấy nhu cầu ngày càng tăng trong dịch vụ thanh toán điện thoại thông minh và chuỗi khối, đã nhận được rất nhiều sự chú ý trong những năm gần đây. Thực tế là thị trường đầu tư hệ thống đang hoạt động cũng là một trong những yếu tố (số lượng lớn việc làm)” Tôi hiểu rồi
Mặt khác, PHP là ngôn ngữ kịch bản lệnh đa năng nguồn mở được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nhưng ngày càng có nhiều công ty chấp nhận Ruby và Python khi tung ra các dịch vụ mới. Thị phần đang giảm.
Vị trí thứ sáu và tiếp theo là Python, Objective-C / Swift, C / C ++, HTML, Android, Unity, VB.net, Go, Scala, Perl, VBA và COBOL.
IT Passport là một “chiếc vé thông hành” quyền lực cho những ai đang muốn phát triển sự nghiệp IT tại Nhật Bản. IT Passport (Information Technology Passport – hộ chiếu công nghệ thông tin) là chứng chỉ cấp quốc gia level 1 theo chuẩn công nghệ thông tin Nhật Bản do bộ khoa học và công nghệ cấp. Đây là chứng chỉ cơ bản nhất trong số các chứng chỉ về CNTT tại Nhật Bản.
Thi và đạt chứng chỉ IT Passport sẽ mang tới nhiều lợi ích như: Dễ dàng xin việc (đặc biệt là các vị trí cao cấp) tại các công ty Nhật Bản, dễ dàng xin visa, Có thể nhận được trợ cấp, phụ cấp từ công ty…
>> Tìm hiểu thêm về IT Passport là gì và lộ trình học để thi
Trên đây là các thông tin hữu ích về việc làm kỹ sư công nghệ thông tin Nhật Bản. Hãy trang bị thật tốt những kiến thức và chứng chỉ Công Nghệ Thông Tin cần thiết ngay tư bây giờ.