News & Events
IT Comtor là gì? Công việc của IT Comtor là làm gì?
- Tháng Ba 1, 2025
- Posted by: Huong SEO
- Category: Uncategorized
IT Comtor là gì? Tại sao đây là một nghề siêu hot hiện nay, đặc biệt trong thời đại công nghệ hội nhập và phát triển khi mà có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nhân viên IT là làm gì? Để trở thành một IT Comtor cần sở hữu những kiến thức và kỹ năng gì? IT Comtor khác gì BrSE? Hãy cùng CodeStar tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây ngay nhé!
1. IT Comtor là gì?
IT Comtor hay IT Communicator là người có nhiệm vụ phiên dịch, truyền đạt yêu cầu, hỗ trợ giao tiếp giữa khách hàng nước ngoài và nhóm kỹ thuật trong nước. Họ đóng vai trò là những người thông dịch trong mỗi cuộc họp, dịch thuật các loại tài liệu liên quan đến dự án công nghệ thông tin để cung cấp cho các kỹ sư phần mềm.
IT Comtor có thể làm việc trong các ngành công nghiệp khác nhau như: Chăm sóc sức khỏe, tài chính, giáo dục… Họ cũng có thể làm việc cho các nhà cung cấp dịch vụ CNTT, trở thành cầu nối hỗ trợ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Nghe qua thì IT Comtor khá giống một phiên dịch viên hoặc một kỹ sư BrSE. Tuy nhiên đây là một vị trí đặc thù ngoài kỹ năng và kiến thức chuyên môn vị trí này cần sự cẩn thận, tỉ mỉ, độ chính xác cao không kém các ngành kỹ thuật khác.
>>> Tìm hiểu thêm: Khóa học IT Comtor Tiếng Nhật chuyên nghiệp tại CodeStar
2. IT Comtor làm những công việc gì?
IT Comtor là một vị trí mà yêu cầu nhân viên có thể đáp ứng nhiều nhiệm vụ khác nhau, dưới đây là một số công việc mà vị trí này cần đảm nhận:
- Dịch thuật: Họ sẽ là người dịch các tài liệu kỹ thuật liên quan đến dự án cho các kỹ sư khi đối tác nước ngoài gửi qua. Công việc này đòi hỏi phải thật chính xác, để giúp các kỹ sư hiểu rõ hết toàn bộ nội dung mà phía đối tác yêu cầu, từ đó đề ra các phương án, các bước tiếp cận, thời gian thực hiện phù hợp nhất.
- Hỗ trợ bảo trì và phát triển sản phẩm, phần mềm: IT Communicator sẽ tham gia vào việc phân tích các yêu cầu của khách hàng và đưa ra giải pháp. Sau đó sẽ cùng với bộ phận khác thực hiện phát triển, bảo trì các sản phẩm, phần mềm đó.
- Sửa chữa và cập nhật các ứng dụng phần mềm: IT Comtor sẽ hỗ trợ điều chỉnh, cập nhật các ứng dụng phần mềm. Nhằm đảm bảo các sản phẩm phần mềm luôn ổn định và hoạt động trơn tru đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
- Là người phiên dịch cho các bên trong mỗi cuộc họp, trả lời các câu hỏi và các feedback của đối tác cũng như khách hàng liên quan đến dự án.
- Nắm bắt tiến độ thực hiện dự án đến đâu, sau đó thông báo cho khách hàng biết những vấn đề xảy ra không mong muốn để tìm hướng giải quyết thỏa đáng.
- Hỗ trợ tư vấn khách hàng: Nhân viên IT Comtor sẽ phải tìm hiểu các vấn đề liên quan đến CNTT nhằm đưa ra giải pháp hỗ trợ khách hàng giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
3. Các kỹ năng cần có để trở thành IT Comtor
Vậy với những nhiệm vụ trên thì một IT Comtor cần có những kỹ năng gì để đáp ứng yêu cầu vị trí công việc. Dưới đây là một số yêu cầu về kỹ năng và chuyên môn bạn có thể tham khảo:
- Thành thạo ngôn ngữ: Một IT Comtor cần có trình độ tiếng Anh hoặc tiếng Nhật tối thiểu N2, với khả năng đọc hiểu và diễn đạt chính xác các thuật ngữ kỹ thuật. Ngoài ra, việc nắm vững cả ngôn ngữ giao tiếp thông thường và ngôn ngữ chuyên ngành giúp họ dễ dàng thích ứng trong nhiều tình huống khác nhau.
- Kiến thức về công nghệ thông tin: IT Communicator không thể chỉ dựa vào kỹ năng ngôn ngữ mà còn cần phải có hiểu biết vững chắc về vòng đời phát triển phần mềm, kiến trúc hệ thống, cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình và các công nghệ nền tảng khác. Điều này giúp họ dễ dàng nắm bắt nội dung và truyền tải thông tin từ khách hàng một cách chính xác.
- Khả năng giao tiếp: IT Comtor không chỉ đóng vai trò là người dịch thuật, mà họ còn phải có kỹ năng truyền đạt ý tưởng một cách logic, mạch lạc, phù hợp với từng đối tượng giao tiếp. Họ cần biết cách đặt câu hỏi đúng, nắm bắt được ngữ cảnh và điều chỉnh phong cách truyền đạt để đảm bảo thông tin được tiếp nhận một cách hiệu quả nhất.
- Quản lý thời gian và tổ chức công việc: Vị trí này thường phải xử lý đồng thời nhiều yêu cầu từ các nhóm khác nhau. Do đó, kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc là vô cùng quan trọng. Họ cần có khả năng sắp xếp thứ tự ưu tiên, lập kế hoạch hợp lý và đảm bảo tiến độ của từng nhiệm vụ để không ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.
- Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề: Trong quá trình truyền đạt thông tin, những vấn đề không mong muốn có thể xảy ra, chẳng hạn như hiểu lầm về yêu cầu hoặc xung đột giữa các nhóm liên quan. Một IT Comtor chuyên nghiệp cần có tư duy phân tích nhạy bén để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, đồng thời đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết xung đột và tối ưu hóa quy trình làm việc.
-
Làm sao để trở thành một IT Comtor giỏi?
4. Lộ trình phát triển sự nghiệp của IT Comtor
IT Comtor không đơn thuần chỉ dừng lại là một phiên dịch viên mà còn có thể mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong ngành công nghệ thông tin. Cùng tham khảo ngay lộ trình thăng tiến của ngành này từ cơ bản đến nâng cao:
Giai đoạn Fresher (0 – 1 năm kinh nghiệm) Ở trình độ này chủ yếu làm quen với công việc, cải thiện kỹ năng dịch thuật và kiến thức về IT. Với các công việc như:
- Học cách dịch tài liệu kỹ thuật, hỗ trợ giao tiếp giữa team dev & khách hàng.
- Nâng cao vốn từ chuyên ngành IT (phần mềm, phần cứng, hệ thống…).
- Rèn luyện kỹ năng phiên dịch trong các cuộc họp.
Giai đoạn Junior (1 – 3 năm kinh nghiệm) : Thành thạo công việc, đóng vai trò cầu nối giữa khách hàng và team kỹ thuật.
- Dịch thuật chính xác hơn, hiểu sâu hơn về quy trình phát triển phần mềm.
- Có thể hỗ trợ quản lý tài liệu, giải thích yêu cầu dự án cho dev.
- Nâng cao kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề).
Ở trình độ này các bạn có thể phát triển để trở thành IT Comtor Senior với mức lương cao hơn hoặc huyển hướng sang BA (Business Analyst) nếu thích phân tích yêu cầu dự án. Trường hợp bạn yêu thích công việc lập trình có thể học thêm lập trình để tiến lên BrSE (Bridge System Engineer – Kỹ sư cầu nối).
Giai đoạn Senior (3 – 5 năm kinh nghiệm)
- Thành thạo quy trình phát triển phần mềm & có thể tham gia quản lý dự án.
- Đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa team kỹ thuật & khách hàng.
- Có thể training cho junior, nâng cao kỹ năng đàm phán & giải quyết vấn đề.
Hướng phát triển:
- BrSE (Kỹ sư cầu nối): Nếu bạn giỏi kỹ thuật, có thể học thêm lập trình để làm việc trực tiếp với khách hàng & team dev.
- PM (Project Manager): Nếu bạn giỏi quản lý, có thể học thêm kỹ năng quản lý dự án để trở thành PM.
- BA (Business Analyst): Nếu bạn thích phân tích yêu cầu & làm việc với khách hàng, BA là một lựa chọn tốt.
Giai đoạn Expert (>5 năm kinh nghiệm) : Ở giai đoạn này, bạn có thể vươn lên các vị trí cao cấp hơn trong công ty IT như:
- BrSE cấp cao: Làm việc trực tiếp với khách hàng, đưa ra giải pháp kỹ thuật.
- PM (Project Manager): Quản lý dự án lớn, đảm bảo tiến độ & chất lượng sản phẩm.
- Account Manager / Sales IT: Nếu bạn có kỹ năng đàm phán tốt, có thể chuyển sang vị trí kinh doanh & chăm sóc khách hàng.
5. Cơ hội việc làm của nghề IT Comtor trong năm 2025
Trước bối cảnh các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc tăng cường đầu tư vào thị trường Việt Nam thì trong năm 2025 này nhu cầu tuyển dụng cho vị trí IT Comtor sẽ càng lớn. Đặc biệt những người thành thạo tiếng Nhật hoặc Hàn sẽ có nhiều cơ hội hơn, bởi vị trí IT Communicator này yêu cầu các ứng viên thông thạo tiếng Hàn hay trình độ tiếng Nhật tối thiểu N2.
Tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm mà mức lương cho nhân viên IT Comtor sẽ giao động từ 15 – 40 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, đối với những chuyên gia giàu kinh nghiệm mức lương có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng. Ngoài mức lương cơ bản trên thì các doanh nghiệp sẽ cung cấp thêm các phúc lợi, chính sách khác như bảo hiểm y tế, thưởng hiệu suất và các chương trình đào tạo phát triển cùng cơ hội thăng tiến.
Trước mức lương hấp dẫn thì đi kèm đó là sự cạnh tranh cao, số lượng ứng viên gia tăng đòi hỏi mỗi ứng viên phải có sự khác biệt về kỹ năng và kinh nghiệm để có thể nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.
Năm 2025 sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn cho ngành IT Communicator tại Việt Nam. Tuy nhiên để có thể nắm bắt cơ hội ứng viên không chỉ cần sở hữu khả năng ngoại ngữ, kiến thức CNTT mà còn phải trau dồi nâng cao kỹ năng và cập nhật xu hướng thị trường.
6. Phân biệt IT Comtor và BrSE?
Qua những thông tin mà CodeStar đưa ra ở trên thì có lẽ bạn đang thắc mắc liệu IT Comtor khác gì BrSE đúng không nào. Dưới đây chúng tôi đã lập bảng so sánh hai vị trí này hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tiêu chí |
IT Comtor |
BrSE |
Khái niệm |
IT Comtor hay IT Communicator là phiên dịch viên làm việc trong lĩnh vực CNTT |
BrSE là kỹ sư cầu nối giữa khách hàng nước ngoài và đội nhóm kỹ thuật trong nước. Với nhiệm vụ chính là truyền đạt yêu cầu từ khách hàng tới team kỹ thuật, đảm bảo sự thấu hiểu và thuận lợi trong quá trình hợp tác |
Công việc |
+ Phiên dịch cuộc trao đổi giữa hai bên như Q&A, những feedback diễn ra trong quá trình thực hiện yêu cầu đó + Dịch tài liệu + Tham gia cuộc họp báo cáo tiến độ, và lưu lại biên bản họp + Giải thích những mô tả, yêu cầu của khách hàng cho team project + Nắm bắt tiến độ để chủ động liên lạc với khách hàng khi xảy ra vấn đề không mong muốn |
+ Hỗ trợ và lên kế hoạch cho dự án + Xác nhận, nắm rõ, triển khai các yêu cầu một cách chính xác nhằm đem lại trải nghiệm tốt và sự hài lòng cho khách hàng. + Quản lý chất lượng sản phẩm và bàn giao cho khách hàng + Quản lý và đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ và tránh rủi ro |
Kỹ năng |
+ Nắm vững và sử dụng thành thạo hai ngôn ngữ Nhật – Việt đặc biệt là các từ vựng về chuyên ngành IT + Có kiến thức sâu rộng về IT, nắm vững và biết cách dùng những thuật ngữ IT + Sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, bao quát công việc, khả năng truyền tải thông tin… + Hiểu văn hóa làm việc của mỗi quốc gia |
+ Có chuyên môn về IT: Biết ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Biết code là một lợi thế, ngoài ra một BrSE cũng cần đến khả năng về thiết kế + Thành thạo tiếng Nhật, văn hóa Nhật + Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng khi bạn là một kỹ sư cầu nối, để đảm bảo việc truyền tải thông tin giữa khách và các team là chính xác, dễ hiểu. Ngoài ra, kỹ năng giải quyết những vấn đề xung đột trong dự án khi cần thiết + Kỹ năng quản lý: Một BrSE sẽ phải làm việc với rất nhiều team project, phải nắm vững quá trình và đảm bảo tiến độ để truyền tải với khách hàng + Đối với BrSE thì kỹ năng mềm cũng rất quan trọng: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề… |
IT Comtor là một nghề đầy tiềm năng trong bối cảnh ngành CNTT phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tại các công ty phần mềm có khách hàng và đối tác nước ngoài. Nếu bạn yêu thích ngôn ngữ và công nghệ, đây có thể là một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay với CodeStar để đăng ký ngay khóa học IT Comtor Tiếng Nhật với nhiều ưu đãi hấp dẫn trong hôm nay.