News & Events
CÁCH LOG BUG HIỆU QUẢ – ĐỪNG ĐỂ DEV “SEEN” KHÔNG REP!
- Tháng Năm 4, 2025
- Posted by: Huong SEO
- Category: Uncategorized
Trong quy trình phát triển phần mềm, việc phát hiện và ghi nhận lỗi (Bug) là một phần không thể thiếu để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, một báo cáo lỗi không đầy đủ hoặc thiếu rõ ràng sẽ khiến việc xử lý Bug trở nên chậm trễ, thậm chí bị bỏ qua. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ cách Log Bug hiệu quả, quy trình xử lý Bug và những lỗi thường gặp khi báo lỗi.
1. Log Bug là gì?
Log Bug là quá trình ghi lại lỗi xảy ra trong phần mềm để báo cho team dự án nắm thông tin và lên phương án sửa chữa. Một bản log bug cần mô tả rõ ràng lỗi gặp phải, bao gồm: các bước thực hiện để tạo ra lỗi, kết quả thực tế so với kết quả mong đợi, môi trường xảy ra lỗi (như thiết bị, trình duyệt, hệ điều hành…), và kèm theo hình ảnh hoặc video nếu có. Mục tiêu của việc log bug là giúp lập trình viên dễ dàng hiểu và tái hiện lỗi, từ đó khắc phục nhanh chóng và chính xác hơn.
2. Cấu trúc một Bug Report tốt
Một báo cáo lỗi đầy đủ và rõ ràng không chỉ giúp Developer dễ dàng xử lý mà còn tiết kiệm thời gian cho cả team. Dưới đây là các thành phần cần có của một Bug Report
Tiêu đề Bug (Bug title)
Ngắn gọn, xúc tích, phản ánh đúng nội dung lỗi.
Gợi ý: {ScreenID} – {Mô tả chức năng} – {UseCase_Index}
Ví dụ: LoginScreen – Lỗi không hiển thị nút Đăng nhập – TC05
Môi trường xảy ra lỗi
Cần mô tả rõ ràng lỗi xảy ra trên môi trường nào (Local, Staging, Production…) để Dev hoặc người đọc xác nhận được Bug nhanh và chính xác hơn
Kỳ vọng về kết quả sau khi fix của bug là gì?
Để Dev và Tester có tiếng nói chung cũng như Dev hiểu được mong muốn về chất lượng phần mềm của Tester thì Tester nên ghi rõ phần này.
Các bước tái hiện lỗi (Steps to Reproduce)
Viết chi tiết từng bước, mỗi bước tương ứng với một hành động cụ thể. Càng chi tiết thì khả năng Dev tái hiện lỗi càng cao.
Trạng thái của Bug
Khi Tester vừa tạo Bug Report thì trạng thái của Bug là “New”. Sau đó sẽ có các trạng thái tương ứng như: Resolved- Bug đã được fix; Done – Bug đã được Tester test; Reopen – Sau khi Dev fix, Tester Re-test vẫn còn lỗi;…
Mức độ ưu tiên của Bug:
Khi nào Bug nên được fix? Độ ưu tiên thường quy định từ P1 đến P5 theo thứ tự tăng dần. Trường hợp Bug chỉ gặp trên một số máy cụ thể, hoặc có độ ưu tiên thấp thì nên đánh độ ưu tiên của Bug thấp để xử lý sau.
- Assign: Nếu Tester biết ai sẽ sửa thì gắn tên của Dev vào Bug tương ứng.
- Phiên bản (nếu có)
- Tác vụ cha (nếu có)
- Ngày bắt đầu: Ngày Dev bắt đầu thực hiện fix
- Ngày hết hạn: Ngày kết thúc việc sửa thực tế
3. Một số mẹo và thủ thuật Log Bug.
Chụp lại ảnh ngay khi gặp Bug hoặc hiện tượng lạ: Phần mềm hỗ trợ chụp ảnh/ quay video: Lightshot, Bandicam
Xác nhận lại Bug: tự tái hiện Bug 3 lần trước khi báo cáo.
Báo cáo ngay lập tức: có nghĩa là sau khi gặp và đã xác định đó là Bug thì nên báo cáo luôn, không chờ viết Bug Report xong hoặc test xong phần đó rồi mới báo cáo.
Viết tóm tắt lỗi rõ ràng: Đây là phần quan trọng chỉ sau phần tiêu đề. Nên mô tả lỗi ngắn gọn. Các bước nên đánh thứ tự 1-2-3…, mỗi step chỉ mô tả một hành động, không viết quá dài.
Không sử dụng ngôn ngữ gây tổn thương người đọc: nếu không phải là Bug thì nên gọi là vấn đề của chức năng nào đó, không đánh đồng gọi là Bug gây ảnh hưởng tới tâm lý người làm task.
Bug khó tái hiện: trường hợp không thể tái hiện lỗi giống nhau trên máy Dev và Tester thì nên dùng máy thứ 3 để tái hiện, như vậy sẽ đánh giá được chính xác lỗi hơn.
Việc Log Bug không chỉ là một công việc kỹ thuật mà còn là một nghệ thuật giao tiếp giữa các thành viên trong team. Một Bug Report hiệu quả không những giúp Dev “rep” nhanh mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu suất làm việc nhóm. Hãy nhớ, viết một Bug Report rõ ràng chính là thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng công việc của chính mình và cả team! Bạn đang xây dựng quy trình kiểm thử cho đội ngũ của mình? Codestar Academy cung cấp giải pháp đào tạo và triển khai QA chuyên nghiệp cho doanh nghiệp – liên hệ ngay để được tư vấn!