Kỹ thuật thiết kế Testcase
- Tháng Ba 18, 2022
- Posted by: codestar
- Category: Uncategorized
Trước xu hướng bùng nổ về công nghệ số như hiện nay, nghề Tester trở thành một lựa chọn khá phổ biến, đặc biệt đối với anh chị em trái ngành. Cùng với xu thế nghề nghiệp phát triển mạnh như vậy, các trung tâm đào tạo Tester, các khoá học Tester, các khoá học Tester cho người mới càng ngày nở rộ. Vậy suy cho cùng, học ở đâu, học ai, để trở thành 1 Tester, các bạn cũng cần phải nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết trong nghề. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một công cụ quan trọng của một người Tester trong công việc- đó là Testcase.
1. Testcase là gì và vai trò của Testcase trong kiểm thử
Test Cases là 1 tập hợp các kịch bản để Tester có thể dựa vào nó để kiểm tra liệu 1 ứng dụng, hệ thống phần mềm hay một tính năng của nó có hoạt động như mong muốn hay không.
Test case là rất quan trọng trong bất kì dự án nào vì đây là bước có ảnh hưởng đến các giai đoạn tiếp theo trong vòng đời kiểm thử.
Testcase lệt kê cho một tester biết dữ liệu nào cần thực hiện test, thứ tự các case cần test,… Chúng đều là điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện test
2. Các kỹ thuật viết testcase
Dưới đây là 3 kĩ thuật phổ biến nhất và hay được sử dụng để viết testcase:
2.1 Kỹ thuật phân vùng tương đương (EP)
– Kỹ thuật phân vùng tương đương (Equivalence Partitioning – EP) là loại thiết kế test dạng hộp đen (black-box) mà trong đó, các test case sẽ được thiết kế là đại diện cho những phân vùng tương đương.
– Phân vùng tương đương là 1 phân đoạn của miền giá trị đầu và hoặc đầu ra mà tại đó, các thành phần hoặc hệ thống sẽ có hoạt động giống nhau.
– Để thực hiện phân vùng cho các lớp tương đương, chúng ta có 2 bước chính sau đây:
Bước 1: Xác định các phân lớp tương đương của đầu vào và đầu ra. Chọn từng điều kiện của đầu vào và đầu ra được mô tả trong spec, chia làm tối thiểu 2 phân lớp:
– 1 phân lớp thỏa mãn điều kiện – Phân lớp hợp lệ
– 1 phân lớp không thỏa mãn điều kiên – Phân lớp không hợp lệ
Bước 2: Dựa trên các phân lớp đã chia, lựa chọn test case tương ứng.
2.2 Phân tích giá trị biên (BVA)
• Boundary Value Analysis – Là kỹ thuật thiết kế test case nhằm test những giá trị biên giữa các phân vùng với nhau.
• Có 2 cách tiếp cận BVA:
– Kiểm thử 2 giá trị (Two value testing): giá trị ranh giới (trên đường biên) và giá trị nằm vượt quá chút đường biên (theo gia số nhỏ nhất có thể) được sử dụng.
– Kiểm thử 3 giá trị (Three value testing): Sử dụng giá trị trước biên, giá trị biên và giá trị vượt quá biên.
• Nếu các giá trị biên thuộc phân lớp hợp lệ thì chúng là những giá trị hợp lệ. Ngược lại, nếu các giá trị biên thuộc phân lớp không hợp lệ thì chúng là những giá trị không hợp lệ.
• Các test có thể được thiết kế để cover cả những giá trị hợp lệ và giá trị không hợp lệ. Khi thiết kế testcase, mỗi giá trị biên được chọn sẽ có 1 test.
2.3 Bảng quyết định (Decision Table)
– Là một kỹ thuật black box, thích hợp cho việc kết hợp/nhóm các thành phần (Ví dụ các điều kiện đầu vào)
Bảng quyết định (Decision table) gồm 3 phần:
– Hàng điều kiện (Causes, condition)
– Hàng kết quả (Effect, Action, expected result)
– Giá trị kết hợp hoặc các Rules.
3. Kiểm thử động
– Kiểm thử động được thực hiện khi đang thực thi code, trong môi trường thực thi chạy chương trình ứng dụng.
– Khi thực thi code, đầu vào được truyền một giá trị, kết quả hoặc đầu ra của việc thực hiện được so sánh với kết quả dự kiến ban đầu đã đưa ra. Với việc này chúng ta có thể quan sát được các hành vi chức năng của phần mềm, giám sát hệ thống bộ nhớ, thời gian phản hồi của CPU, hiệu suất của hệ thống.
– Kiểm thử động còn được gọi là kiểm thử xác nhận (Validation testing) để đánh giá sản phẩm.
– Kiểm thử động gồm hai loại: Kiểm thử chức năng và Kiểm thử phi chức năng.
Hiện nay ở Hà Nội, không khó khăn để tìm kiếm những trung tâm đào tạo tester, những khoá học tester cho người mới. Tuy nhiên, để lựa chọn một cơ sở đào tạo tester uy tín, bạn cần cân nhắc và tham khảo nhiều yếu tố: lộ trình học tập, phương pháp đào tạo, đội ngũ giảng viên,…
Sau khi đã cân nhắc nhiều yếu tố như trên, xin giới thiệu tới mọi người 1 cơ sở đào tạo tester rất uy tín – CodeStar Academy. Với lộ trình đào tạo bài bản, bám sát thực tế công việc của Tester trong doanh nghiệp IT, khoá học Tester cho người mới tại CodeStar đang được đánh giá rất cao bởi không chỉ các bạn Học viên ở khu vực phía Bắc, mà còn các bạn Học viên các khu vực phía Nam, hay du học sinh,… Tại CodeStar, khi tham gia khoá học Tester cho người mới, bạn sẽ được cầm tay chỉ việc trên các dự án phần mềm có thật. Hãy cùng xem các thông tin chi tiết về khoá học Tester cho người mới tại link sau: https://codestar.vn/product/testing-for-freshers/ hoặc: https://codestar.vn/khoa-hoc-tester-cho-nguoi-moi-hoan-toan/.