Tài liệu đặc tả SRS trong phân tích yêu cầu
- Tháng Năm 26, 2022
- Posted by: codestar
- Category: Uncategorized
Như trong nội dung bài viết về tầm quan trọng của việc phân tích yêu cầu phần mềm, chúng ta đã nhận thấy vai trò cần thiết của việc phân tích tài liệu yêu cầu trong 1 dự án. Là một công việc khởi đầu nên vai trò của phân tích yêu cầu có ảnh hưởng xuyên suốt tới cả quá trình phát triển, xây dựng phần mềm đó. Vậy với Tester, là 1 trong những người trực tiếp tham gia vào quá trình phân tích yêu cầu dự án, chúng ta cần chú ý ngay từ những bước tiền đề quan trọng này.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu 1 loại tài liệu đặc tả dự án rất phổ biến trong ngành phần mềm của chúng ta – Software Requirement Specification (SRS).
1. Định nghĩa về tài liệu đặc tả yêu cầu
SRS là từ viết tắt của Software Requirement Specification – tài liệu đặc tả yêu cầu, nhằm mô tả chi tiết các yêu cầu chức năng và phi chức năng của hệ thống. Nó có vai trò cầu nối giữ đội ngũ phát triển phần mềm và người dùng cuối.
2. Tầm quan trọng của tài liệu đặc tả yêu cầu
Tài liệu đặc tả dự án giúp đồng nhất hiểu biết về hệ thống cho team phát triển dự án. Hơn nữa, nó còn là cơ sở để xây dựng nên kịch bản kiểm thử cho công việc kiểm thử phần mềm.
3. Các thành phần của tài liệu đặc tả yêu cầu
3.1 Phần giới thiệu
Phần này mô tả hệ thống 1 cách tổng quan; Mô tả chi tiết mục đích và ý nghĩa của tài liệu, giúp cho người đọc hiểu được các khái niệm của nó; Mô tả các đổi tượng sử dụng tài liệu và mục đích sử dụng. Ngoài ra, phần giới thiệu có danh sách các từ viết tắt và ý nghĩa của các từ đó cùng Tài liệu đính kèm liên quan.
3.2 Yêu cầu tổng thể
Có thể biểu diễn bằng sơ đồ phân cấp chức năng, kèm theo text giải thích các thành phần hệ thống.
3.3 Yêu cầu bảo mật
– Mô tả về nhiệm vụ của người dùng hệ thống, chức năng của người dùng, đồng thời chỉ ra các quyền của người dùng trong hệ thống
– Xây dựng bảng ma trận phân quyền cho mỗi người sử dụng của hệ thống
– Mô tả về nhiệm vụ của người dùng hệ thống, chức năng của người dùng, đồng thời chỉ ra các quyền của người dùng trong hệ thống
– Xây dựng bảng ma trận phân quyền cho mỗi người sử dụng của hệ thống
3.4 Đặc tả use case
Mô tả chi tiêt các nhiệm vụ cần thực hiện, các hành vi đầu ra, đầu vào, các luồng thay thế và kết quả của việc tương tác hệ thống
3.5 Thiết kế màn hình
Mô tả giao diện người dùng bằng hình ảnh trực quan giúp người đọc tưởng tượng được hệ thống khi chưa có hệ thống thực
3.6 Các yêu cầu khác
Bao gồm các yêu cầu bổ sung của hệ thống như các yêu cầu phi chức năng.
3.7 Yêu cầu tích hợp
Mô tả luồng tích hợp với hệ thống đang phát triển với các hệ thống khác nếu có
3.8 Phụ lục
Bao gồm định nghĩa các message lỗi, các template email nếu có…
Để thực hành phân tích yêu cầu trong dự án IT thực tế, có một option hiệu quả nhất là tham gia ngay Khóa học Tester cho người mới tại CodeStar Academy. Tại đây, khi tham gia khóa học Tester cho người mới bắt đầu, các bạn sẽ được bắt tay vào làm thực tế các công việc của 1 Tester thực thụ trên các dự án có thật: dự án thực thi test web, dự án trên ứng dụng mobile và thực thi Test database.
Với sự linh hoạt trong các hình thức đào tạo, giảng dạy hiện nay, tại CodeStar Academy, các bạn sẽ được tham gia khóa học Tester online (Tương tác trực tiếp với các Giảng viên là Trưởng phòng QA trên 15 năm kinh nghiệm) hoặc học trực tiếp tại trung tâm có địa chỉ: CT1, C14 Bắc Hà, Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Chương trình đào tạo thực chiến, bám sát công việc thực tế của 1 Tester tại Doanh nghiệp IT chắc chắn sẽ giúp bạn nhanh chóng trở thành 1 Tester chuyên nghiệp trong tương lai. Tham khảo chi tiết khóa học Tester cho người mới tại link: https://codestar.vn/product/testing-for-freshers/ và https://codestar.vn/khoa-hoc-tester-cho-nguoi-moi-hoan-toan/ và khóa Tester nâng cao tại: https://codestar.vn/product/tester-nang-cao/.