News & Events
Tester cần học những gì? 9 Kỹ năng cần biết của 1 tester giỏi
- Tháng Mười Một 2, 2024
- Posted by: SEOMKT
- Category: Uncategorized
Tester cần học những gì? Không chỉ cần biết các kiến thức về công nghệ thông tin, để trở thành một nhân viên kiểm thử phần mềm giỏi cần được trang bị nhiều kỹ năng cần thiết. Trong đó có những kỹ năng mà không sách vở nào có thể dạy cho bạn mà chỉ có những người có kinh nghiệm thực chiến tại dự án thật mới có thể chia sẻ như: kỹ năng xây dựng kế hoạch, tính toán rủi ro, teamwork… Hãy cùng CodeStar tìm hiểu chi tết về các kỹ năng cũng như các kiến thức cần có để trở thành một tester chuyên nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu học tester là gì?
Tester là một ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển phần mềm. Tester là người thử nghiệm, kiểm tra và tìm ra các lỗi phần mềm để báo lại cho nhóm phát triển sản phẩm. Công việc này nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm được hoàn hảo trước khi giao cho khách hàng.
Vậy Tester cần học những gì? Học viện đào tạo Codestar.vn sẽ chia sẻ cho các bạn đang muốn tìm hiểu và phát triển trong lĩnh vực IT những điều quan trọng cần phải biết để trở thành nhân viên test.
2. Tester cần học những gì để trở thành tester giỏi?
2.1. Học cách tạo tài liệu test
Kỹ năng tạo tài liệu cực kỳ quan trọng, vì trong suốt quá trình học bạn phải tạo khá nhiều tài liệu như Test case, test report, …. Ví dụ như tạo tài liệu bạn phải chú ý các lỗi nhỏ như ngữ pháp, chính tả, (Vì Test case viết bằng tiếng Anh nên bạn phải viết đúng được được chính xác để đọc được spec và viết test case). Thế nên kỹ năng này bạn cần phải đặc biệt lưu ý khi bước vào ngành.
2.2. Học cách lên kế hoạch kiểm thử phần mềm
Các bạn phải có khả năng lập kế hoạch kiểm thử chi tiết, cần được học và luyện tập kế hoạch kiểm tra một cách bài bản để không bị bỏ sót những lỗi nhỏ trong quá trình kiểm thử.
2.3. Cần học và chọn quy trình kiểm tra phần mềm
Để hiểu được quy trình kiểm tra phần mềm trong quá trình sản xuất phần mềm thì đối với Tester đây là rất cần thiết.
Chúng ta có thể kiểm tra theo các quy trình sau: lập kế hoạch – thiết kế Test – phát triển test script – thực hiện kiểm tra – đánh giá quá trình kiểm tra.
2.4. Luyện kỹ năng viết báo cáo lỗi
Một báo cáo lỗi phải thật rõ ràng và logic nhưng vẫn đủ các ý chính của báo cáo. Chỉ cần 1 ý thiếu chính xác sẽ dẫn tới sự hiểu nhầm và ảnh hưởng tới tiến độ phát triển dự án.
Viết báo cáo là một quá trình quan trọng nên người kiểm thử nên nhớ không sử dụng lệnh chỉ huy trong báo cáo, hãy tạo sự thoải mái cho Test và Dev.
2.5. Rèn luyện kỹ năng lập luận và phân tích logic
Một Tester giỏi là người có khả năng phân tích sắc bén thông qua khả năng luyện tập và khả năng của mỗi người, cụ thể ở việc bạn đọc và hiểu được yêu cầu của dự án, hiểu rõ từng chi tiết từ một module lớn, lập luận tất cả các trường hợp có thể xảy ra khi tạo test.
2.6. Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình
Để trở thành Tester cần phải hiểu về một vài ngôn ngữ lập trình như: HTML, CSS. Không cần hiểu quá nâng cao về phần viết Code mà thay vào đó là cách đọc và cách chỉnh sửa ở mức cơ bản.
2.7. Cập nhật các xu hướng công nghệ mới
Công nghệ ngày càng phát triển, 1 Tester phải hiểu các xu hướng công nghệ hiện tại có thể ảnh hưởng tới tổ chức và hệ thống của họ ra sao. Điều này có thể giúp tổ chức ước tính và lập kế hoạch cho các dự án trong tương lai.
Các cách cập nhật xu hướng công nghệ hiện nay như: đọc ấn phẩm trong ngành, tham dự các hội nghị về công nghệ và theo dõi các công ty công nghệ trên mạng xã hội.
2.8. Học kỹ năng làm việc nhóm, teamwork
Công việc của 1 Tester có thể hiểu là 1 cầu nối giữa nhà phát triển phần mềm và người sử dụng phần mềm. Developer đảm nhiệm hoàn thiện phần mềm thế nên kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp Tester và Dev kết nối với nhau giúp khách hàng an tâm hơn về sản phẩm. Và kỹ năng làm việc nhóm cũng sẽ kết nối các thành viên khác trong team để cùng hỗ trợ tạo ra sản phẩm cho người sử dụng.
2.9. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Một Tester thường sẽ làm việc nhóm hoặc các dự án hợp tác. Chính vì thế giao tiếp tốt sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc báo cáo cũng như chuyển tiếp thông tin về các khâu kiểm tra dự án. Nếu như kỹ năng giao tiếp không tốt thì khả năng làm việc của nhóm sẽ bị giảm và các thành viên khác sẽ không hiểu ý tưởng mà bạn đang trình bày.
Tester là 1 nghề trong lĩnh vực CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng phần mềm trước khi giao tới tay khách hàng. Cùng với sự phát triển của ngành CNTT, kiểm thử phần mềm đang là một vị trí mà các bạn trẻ vô cùng đam mê. Việc học Tester thì không có phức tạp. Nhưng trước các nhà tuyển dụng 1 kiểm thử viên để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của bản thân thì phải có những chứng chỉ nhất định.
Vậy muốn làm Tester nên học ngành gì và chứng chỉ gì để ứng tuyển vào các công ty phần mềm
>> Tìm Hiểu Thêm: Học Tester mất bao lâu? Lộ trình học Tester 30 giờ tại CodeStar
3. Muốn làm tester nên học ngành và lấy chứng chỉ gì?
Sau khi đã nắm được Tester cần học những gì, cần phải có một phương pháp học phù hợp. Vậy để trở thành một Tester (Kiểm thử viên) bạn có thể các ngành như:
+ Kỹ thuật phần mềm: Học về quy trình phát triển phần mềm, kiến thức về lập trình và công nghệ thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách hoạt động của phần mềm và có khả năng tìm ra lỗi và sửa chúng.
+ Công nghệ thông tin: Học về cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, hệ điều hành và các khái niệm cơ bản về phần mềm sẽ giúp bạn hiểu được quy trình kiểm thử và làm việc với các công cụ kiểm thử.
+ Khoa học máy tính: Học về lý thuyết và thuật toán sẽ giúp bạn hiểu được cách xây dựng các ca kiểm thử hiệu quả và tối ưu.
+ Quản lý dự án: Hiểu về quy trình quản lý dự án và kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn làm việc hiệu quan trong nhóm phát triển phần mềm và hiểu rõ yêu cầu của khách hàng.
Nếu bạn đang làm trái ngành cũng có thể tham gia các khóa học, chứng chỉ hoặc khóa đào tạo về kiểm thử phần mềm để nắm vững các kỹ năng và phương pháp kiểm thử hiện đại. Quan trọng hơn là bạn phải có kiến thức và kỹ năng thực tế trong lĩnh vực kiểm thử phần.
Vì vậy để có thể trở thành 1 người Tester giỏi cần có một số chứng chỉ quan trọng và phổ biến để có thể xem xét nhằm nâng cao kỹ năng và thăng tiến trong công việc. Dưới đây là một số chứng chỉ quan trọng trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm:
ISTQB (International Software Testing Qualifications Board): ISTQB cung cấp các chứng chỉ kiểm thử phần mềm ở nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm ISTQB Foundation Level, ISTQB Advanced Level và ISTQB Expert Level. Chứng chỉ này được công nhận rộng rãi và là một tiêu chuẩn quốc tế cho kiểm thử phần mềm.
CSTE (Certified Software Tester): CSTE là một chứng chỉ do Hiệp hội Kiểm thử Phần mềm Quốc tế (QAI) cấp. Nó chứng minh kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một Tester chuyên nghiệp.
CSQA (Certified Software Quality Analyst):QA là một chứng chỉ do QAI cấp, tập trung vào khía cạnh chất lượng phần mềm trong quá trình phát triển phần mềm. Nó giúp bạn hiểu về quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong môi trường phát triển phần mềm.
Agile Tester (ISTQB): Đây là một chứng chỉ ISTQB tập trung vào kiểm thử phần mềm trong môi trường Agile. Nó giúp bạn hiểu về các nguyên tắc và phương pháp kiểm thử trong các dự án Agile.
Selenium WebDriver: Selenium là một công cụ phổ biến cho kiểm thử tự động giao diện người dùng. Có nhiều khóa học và chứng chỉ liên quan đến Selenium, giúp bạn nắm vững kỹ năng sử dụng công cụ này.
Ngoài ra, còn có nhiều chứng chỉ khác như Certified Agile Tester (CAT), Certified Mobile App Tester (CMAT), Certified Performance Testing Professional (CPTP) và nhiều chứng chỉ khác tùy thuộc vào lĩnh vực và mục tiêu của bạn trong kiểm thử phần mềm.
4. Một số tài liệu mà Tester nên học từ cơ bản tới nâng cao.
Có thể điểm qua 1 vài tài liệu học Tester như:
+ Foundations of Software Testing” của Dorothy Graham, Erik van Veenendaal, Isabel Evans và Rex Black.
+ “Software Testing: A Craftsman’s Approach” của Paul C. Jorgensen.
+ “Agile Testing: A Practical Guide for Testers and Agile Teams” của Lisa Crispin và Janet Gregory.
+ “How to Break Software: A Practical Guide to Testing” của James A. Whittaker. 5.The Art of Software Testing” của Glenford J. Myers, Corey Sandler và Tom Badgett.
+ “Lessons Learned in Software Testing” của Cem Kaner, James Bach và Bret Pettichord. “Testing Computer Software” của Cem Kaner, Jack Falk và Hung Q. Nguyen.
+”Effective Software Testing: 50 Specific Ways to Improve Your Testing” của Elfriede Dustin, Thom Garrett và Bernie Gauf.
Đây chỉ là một số tài liệu phổ biến và được đánh giá cao trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Tuy nhiên thì ngành này phát triển liên tục nên mọi người luôn cập nhật thông tin mới nhất để tham khảo.
Nắm bắt được các xu thế và sự phát triển của ngành nên CodeStar thường xuyên update và lựa chọn tài liệu và học tập tốt nhất cho học viên, các tài liệu được thiết kế dựa trên những kinh nghiệm của người đi trước cùng với bám sát vào những kiến thức bổ trợ cho công việc Testing.
Trong những tài liệu trên mà mình chia sẻ dành cho các bạn Tester, những tài liệu này đối với các bạn có tiếng Anh tốt thì việc nghe đọc rất dễ dàng. Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký khóa học Tester tại CodeStar. Bởi nếu như vậy bạn sẽ có một lộ trình học tập rõ ràng, sẽ được cấp chứng chỉ kiểm thử và được giới thiệu CV trong quá trình xin việc.
>> Xem chi tiết: Khoá học Tester lộ trình 16 buổi – Thực chiến trên dự án thật
Tester cần học những gì? Nếu chưa biết, hãy lưu ngay bài viết này vào để học những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhân viên kiểm thử phần mềm gỏi. Tại học viện Codestar Academy, học viên sẽ được đào tạo tất cả các kỹ năng cần thiết, các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu. Song song với đó là các bài thực chiến trên dự án thật giúp học viên nâng cao kỹ năng kiểm thử phần mềm. Liên hệ để đăng kí học ngay tại: https://www.facebook.com/CodeStarAcademy/
>> Có Thể Bạn Quan Tâm: