Tester và lộ trình phát triển nghề Tester
- Tháng Năm 20, 2021
- Posted by: codestar
- Category: Uncategorized
Khi nhắc đến ngành Công nghệ phần mềm, chúng ta thường nghĩ ngay đến các bạn Lập trình viên – những người trực tiếp làm ra các sản phẩm phần mềm. Tuy nhiên để các sản phẩm phần mềm trở lên hoàn chỉnh trước khi đưa đến tay người dùng cần có sự tham gia kiểm tra, thử nghiệm gọi tắt là kiểm thử phần mềm của các nhà Kiểm thử viên hay còn gọi là Tester.
Vậy vai trò của 1 Tester là gì và họ đóng góp gì trong quá trình phát triển 1 sản phẩm phần mềm? Cùng chúng tôi tìm hiểu và khám phá bằng các thông tin ở bên dưới nhé.
1. Nghề Tester là gì?
Tester là người kiểm tra, tìm kiếm các lỗi của phần mềm, ứng dụng hoặc xác minh, thẩm định liệu phần mềm đó đã đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không.
Cho đến năm 2021, ở Việt Nam vẫn chưa có trường Đại học nào đào tạo về Kiểm thử phần mềm. Đa phần các tester đều qua hình thức đào tạo on job, hoặc qua các Khóa học Tester tại các trung tâm, học viện, hoặc có thể từ lập trình viên chuyển sang làm Tester. Bởi vậy cơ hội việc làm cho các bạn Tester tại Việt Nam là rất lớn với lộ trình phát triển nghề nghiệp mở rộng.
2. Vai trò của Kiểm thử phần mềm
Thứ nhất, hiệu quả về chi phí: Kiểm thử phần mềm giúp nhanh chóng phát hiện các lỗi của phần mềm, giúp giảm chi phí sửa chữa.
Thứ hai, yếu tố bảo mật. Sản phẩm được phát hiện và sửa lỗi giúp loại bỏ các rủi ro và các vấn đề sớm, làm tăng độ tin cậy cho sản phẩm. Đối với ngành công nghệ phần mềm, vấn đề bảo mật là yếu tố cực kỳ nhạy cảm, nó liên quan trực tiếp đến việc sở hữu, sử dụng của người dùng. Vì vậy, việc kiểm thử phần mềm giúp hoàn thiện nhất sản phẩm phần mềm, tránh những lỗ hổng bảo mật đáng tiếc, tăng độ tin tưởng cho người sử dụng.
Thứ ba, về chất lượng sản phẩm. Ngoài vấn đề bảo mật như trên, sản phẩm phần mềm được kiểm tra sẽ đảm bảo được độ tin cậy, hiệu suất hoạt động cao, đảm bảo được các yêu cầu, tính năng cần thiết của nó. Sản phẩm đưa đến tay khách hàng phải là một sản phẩm đạt đủ các yêu cầu của khách hàng về hình thức, giao diện, cấu trúc, tính năng,…và đảm bảo không còn bất cứ lỗi nào trên sản phẩm.
Thứ tư, hài lòng của khách hàng. Một sản phẩm càng chỉn chu, càng hoàn thiện, chất lượng càng cao sẽ tạo ra những trải nghiệm người dùng tốt nhất, từ đó càng tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng và đối tác.
3. Các kiến thức cần có của 1 tester
Trước hết, xét về nền tảng học vấn, với đặc thù của nghề Tester, đối tượng của nghề Tester hoàn toàn không bị giới hạn. Nghề Tester không yêu cầu Bạn phải theo học từ một trường Đại học chuyên ngành CNTT. Đương nhiên khi Bạn có nền tảng ngành CNTT sẽ là một lợi thế giúp bạn nhanh chóng tiếp cận các kiến thức của nghề Tester.
Để trở thành một Tester chuyên nghiệp, bạn có thể theo học các khóa học Tester cho người mới bắt đầu, các khóa học này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các kiến thức cần có 1 Tester chuyên nghiệp, sau đó Bạn có thể nâng cao trình độ và năng lực bản thân trong công việc qua các chứng chỉ chuyên môn như ISTQB, CSTE,…
Ngoài nền tảng học vấn, tố chất của một Tester cần thiết là sự cẩn thận, tỉ mỉ, kỹ tính và chỉn chu trong công việc. Trên cơ sở xác định nhiệm vụ chính của Tester là phát hiện các lỗi có trong phần mềm, người Tester càng phát hiện được nhiều lỗi, chứng tỏ kỹ năng phân tích càng tốt, giúp khả năng, trình độ của Tester đó càng được đánh giá cao hơn.
4. Lộ trình phát triển nghề nghiệp của 1 Tester
Lộ trình phát triển của nghề Tester cũng rất rõ ràng và đầy tiềm năng, được chia theo các level sau:
Level 1: Fresher. Là những bạn mới tốt nghiệp các khóa đào tạo Tester cơ bản và bắt đầu đi làm Tester. Ở level này, các bạn Tester hoàn toàn là các bạn mới học xong các khóa học về Kiểm thử phần mềm, mới tiếp xúc môi trường doanh nghiệp, hoặc có thể là những người đã đi làm trái ngành mới thay đổi công việc sang Tester.
Level 2: Junior. Ở level junior, bạn Tester đã hiểu thực thi các test case, thêm vào đó, có thể báo cáo các bugs nếu có.
Level 3: Senior. Đây là những chuyên gia thành thạo về kỹ thuật testing, nắm rõ các yêu cầu kiểm thử phần mềm cho các doanh nghiệp với các ứng dụng phức tạp như tài chính, sức khỏe, thương mại điện tử…
Level 4: Test Leader. Thông thường, sau khoảng 5 năm kinh nghiệm trở lên, tester có thể nắm giữ vai trò quản lý. Những người này chịu trách nhiệm tổ chức công việc cần được thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Tester trong team dự án. Tương ứng với số năm kinh nghiệm Test Leader có sẽ là quy mô lớn, nhỏ khác nhau mà các đội họ sẽ được quản lý.
Level 5: Test Manager. Là những người tổ chức và điều phối các nhóm kiểm thử (test team): quản lý metrics, lập kế hoạch chiến lược và đưa ra dự đoán.
Level 6: Senior Test Manager. Tùy thuộc vào độ cứng và số năm kinh nghiệm, Test Manager có thể đạt được vị trí Senior Test Manager.
Bên cạnh việc trở thành chuyên gia trong nghề Tester, Sau khi có đủ kiến thức và kinh nghiệm ở level 4, bạn có thêm các hướng đi mới như: trở thành BA (Business Analyst) hoặc PM (Project Manager- quản lý dự án). Đây đều là các hướng phát triển rất tiềm năng cho các bạn Tester.
5. Ai là người phù hợp để trở thành 1 tester?
Như đã phân tích, để theo học Tester, không nhất thiết bạn phải theo học trường đại học chuyên ngành CNTT, chỉ cần bạn đã tốt nghiệp THPT, với yêu thích và mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành Kiểm thử phần mềm. vì vậy Khóa học Tester hoàn toàn phù hợp với các bạn Sinh viên, Người đi làm ở các lĩnh vực khác, trái ngành, muốn chuyển ngành nghề, chuyển công việc, đặc biệt có mong muốn học tập, tìm hiểu và tìm kiếm cơ hội việc làm mới trong nghề Kiểm thử phần mềm.
Hơn nữa, khóa học Tester cũng mở rộng cho các sinh viên ngành CNTT mong muốn tìm hiểu, bổ sung kiến thức về chất lượng kiểm thử phần mềm về nghề Tester. Từ đó, các bạn có thêm nguồn kiến thức đa dạng liên quan trực tiếp tới việc học và định hướng công việc sau này.
Ngoài ra, không ít những lập trình viên đã và đang không ngừng nâng cao trình độ, chất lượng công việc của mình để tìm hiểu sâu hơn về quản lý chất lượng thông qua các khóa học Tester. Vì người lập trình viên là người trực tiếp làm ra sản phẩm, nên việc nắm rõ về quy trình quản lý, đảm bảo chất lượng của sản phẩm là một trong những kiến thức vô cùng cần thiết.
Sau đây, mình sẽ giới thiệu đến các bạn Khóa học Tester tại CodeStar Academy – Một trong 5 trung tâm đào tạo Tester nổi tiếng tại Hà Nội.
Khóa học Tester chuyên nghiệp tại CodeStar được thiết kế cho tất cả các bạn Học viên học ngành CNTT hoặc các bạn MỚI HOÀN TOÀN với ngành CNTT
1. Giảng viên là chuyên gia trên 15 năm kinh nghiệm trong nghề Kiểm thử phần mềm.
Khi tham gia khóa học Tester cho người mới bắt đầu tại CodeStar, bạn sẽ được học cùng các chuyên gia là các Anh/chị Trưởng phòng hoặc Giám đốc kiểm thử phần mềm với trên 15 năm kinh nghiệm trong nghề kiểm thử phần mềm tại các doanh nghiệp IT hàng đầu Việt Nam.
Khi học cùng các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm và đang giữ các vị trí quan trọng thì ngoài việc được học các kiến thức về nghề Tester, bạn sẽ được Giảng viên chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, các tips, mẹo để thực hiện test hiệu quả nhất.
2. Được Training On-job trên dự án THẬT
Bạn sẽ được đào tạo theo phương pháp học mới: Đào tạo On-Job trong dự án THẬT giúp Bạn nhanh chóng tiếp cận và hoàn thiện các kỹ năng của 1 Tester Chuyên nghiệp.
3. Giới hạn số lượng học viên
Các khóa học Tester tại CodeStar đều được giới hạn 13 Học viên/ 1 lớp nhằm mục đích giúp Giảng viên có thể cầm tay chỉ việc tận tình cho tất cả các bạn Học viên trong lớp học từ đó đảm bảo chất lượng của khóa học đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Có cơ hội được làm việc tại các công ty IT hàng đầu Việt Nam
Sau khi Học viên kết thúc các khóa học Tester, bên mình đều được hỗ giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp đối tác như Công ty TNHH Công nghệ phần mềm Kaopiz, Trung tâm Kiểm thử phần mềm CMC-Global, LG Việt Nam,…
Thực tế là khóa tháng 2/2021 các bạn ấy được tuyển dụng 100% vào CMC làm việc, khóa tháng 3/2021 mới học đc 8 buổi, các bạn có thể đi làm full time luôn cũng đang được offer vào làm việc tại CMC. Ngoài ra, Học viên hoàn thành tốt khóa học có cơ hội trở thành Trợ giảng tại CodeStar với mức lương và cơ hội thăng tiến hấp dẫn.
CodeStar luôn cố gắng mỗi ngày để mang lại nhiều cơ hội việc làm hơn nữa đến các bạn học viên cũng như giúp các đối tác có thêm các nhân sự chất lượng cao gia nhập vào đội ngũ CBNV tại các công ty.
CodeStar cam kết sẽ đưa các bạn Học viên đến gần nhất với các nhà tuyển dụng, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng các bạn trong chặng đường phát triển trở thành 1 Tester chuyên nghiệp trong tương lai.
5. Nội dung khóa học:
Khóa học sẽ được học trong 15 buổi với các nội dung như sau:
Buổi 1: Testing Fundamentals
- Kiến thức cơ bản về phần mềm kiểm thử?
- Lộ trình phát triển nghề nghiệp của nghề Kiểm thử phần mềm
- Quy trình kiểm thử
- Công việc của Tester trong dự án thực tế
- Tác dụng của testing và tầm ảnh hưởng của Tester trong dự án thực tế
Buổi 2: Các kiến thức về phần mềm
- Giới thiệu các thuật ngữ về phần mềm
- Giới thiệu các chức năng cơ bản của phần mềm
- Cách test các item của phần mềm (Common check)
- Thực hành test các item của phần mềm
Buổi 3: Phân tích yêu cầu của dự án
- Các phương pháp đọc yêu cầu (requirements)
- Phân tích yêu cầu
- Hướng dẫn Mindset đặt câu hỏi (Q&A) trên một dự án thật
- Thực hành phân tích yêu cầu trên một dự án thật
- Thực hành viết Q&A trên một dự án thật
Buổi 4: TestCase Development
- Cách viết Test Case
- Các tips viết Test Case
- Template cho Test Case chuẩn trong dự án
- Thực hành viết Test Case
Buổi 5: Thực hành viết TestCase cho dự án thật
- Thực hành viết TestCase cho một dự án thật
Buổi 6: My SQL
- Kiến thức cơ bản về SQL
- Mối quan hệ giữa SQL và Testing
- Thực hành Test SQL trên 1 dự án thật
Buổi 7: Bug _ Bug/Defect Tracking Tools
- Phân biệt Bug, Defect, Fault
- Cấu trúc báo cáo lỗi (Bug Report)
- Quy trình quản lý lỗi
- Thực hành
Buổi 8: Testing Different Domains _ Website Testing
- Tìm hiểu kiểm thử trên web
- Các tips khi thực hiện testing trên website
- Các điểm nhấn, điểm cần lưu ý khi thực hiện testing trên website
Buổi 9,10: Thực hành Testing trên website
- Viết Test Case
- Thực hiện Test trên một hệ thống thật
- Thực hiện Log Bug
- Review kết quả
Buổi 11: Testing Different Domains_Mobile Testing
- Tìm hiểu kiểm thử trên Mobile
- Các tips khi thực hiện testing trên mobile
- Các điểm nhấn, điểm lưu ý khi thực hiện testing trên mobile
Buổi 12: Thực hành test trên Mobile
- Thực hành viết Test Case
- Review kết quả
- Thực hiện test trên hệ thống thật
- Thực hiện Log Bug
Buổi 13:Types and level of Testing
- Level testing: Unit Testing, Integration Testing, System Testing
- Types of testing: Function, Non-function, smoke testing, snity testing, Regression testing
- Black Box Test
- Whitebox test
Buổi 14: Tổng kết khóa học
- Thực hiện bài test cuối khóa
- Định hướng nghề nghiệp
- Mooc up phỏng vấn
Buổi 15: Chinh phục nhà tuyển dụng
- Hướng dẫn viết CV, thu hút nhà tuyển dụng
6. Làm thế nào để đăng ký tham gia khóa học?
Để đăng ký tham gia khóa học, bạn có thể đăng ký theo 3 hình thức:
Cách thứ nhất: Đăng ký và nhận ưu đãi ngay trên website của codestar: https://codestar.vn/product/testing-for-freshers/
Cách thứ hai: Đăng ký qua Fanpage của CodeStar: https://www.facebook.com/CodeStarAcademy
Cách thứ Ba: Gọi điện thoại trực tiếp vào Hotline: 0367.833.933, các bạn trong đội Tư vấn sẽ hỗ trợ các bạn 24/7.
Hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về nghề Tester và lựa chọn đúng đắn khi theo đuổi nghề Tester!