Tìm hiểu về Web Testing
- Tháng Mười Một 19, 2021
- Posted by: codestar
- Category: Uncategorized
Đã là dân công nghệ, việc tiếp xúc thường xuyên, liên tục với các phần mềm, các trang web là thói quen, cũng là nhiệm vụ trong công việc lẫn cuộc sống. Vậy với những người mới bước chân vào ngành IT nói chung, và trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm nói riêng, bài viết dưới đây sẽ làm rõ khái niệm về Website và Web Testing.
Các kiến thức cơ bản về website?
1. Website là gì?
Website là một tập hợp các trang web (web pages) bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flashv.v… thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain). Trang web được lưu trữ ( web hosting) trên máy chủ web (web server) có thể truy cập thông qua Internet.
Ví dụ 1 trang web cho bạn dễ hình dung: codestar.vn
2. Phân loại website
Loại website theo cấu trúc và hoạt động sẽ được chia làm hai dạng như sau:
• Web tĩnh: Loại website này sẽ không thường xuyên thay đổi các dữ liệu thông tin. Nếu muốn thay đổi thì chỉ có người chủ sở hữu web (admin) mới còn quyền truy cập. Web tĩnh hầu hết sẽ không có công cụ để điều khiển nội dung gián tiếp. Dạng tệp trên web tĩnh thường là html.htm,…
• Web động:
Đối với web động sẽ được cấu tạo bởi hai phần. Phần đầu tiên là phần hiển thị ở trên trình duyệt mà khi người dùng truy cập vào internet sẽ nhìn thấy (gọi là FrontEnd).
Phần thứ hai được tồn tại ngầm bên dưới có tác dụng điều khiển nội dung của trang và chỉ có những người làm quản trị trang mới truy cập được (chính là BackEnd).
Vậy Cấu trúc của 1 trang web bao gồm những thành phần nào. Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết các thành phần nhé.
2. Cấu trúc của website
Thứ nhất, phần Header: header là phần đầu của trang web. Nó bao gồm các phần như:
• Logo: Ảnh đại diện của trang web
• Slogan: Là nơi thể hiện định hướng của trang web
• Quảng cáo: Là nơi bạn đặt quảng cáo
• Menu: Là nơi chứa các chuyên mục cho trang web của bạn 6
Thứ hai, phần Content: Là nơi chứa nội dung của trang web, chứa tất cả những gì bạn muốn thể hiện. Thông thường chỉ là ảnh đại diện, tiêu đề, và vài dòng mô tả của bài viết.
• Sidebar second: Chứa các nội dung liên quan đến nội dung chính đang trình bày
Thứ ba, phần footer: Phần để các thông tin cần thiết để người xem có thể liên hệ với admin của trang web.
Kiểm thử website
Với 1 Tester, thực hiện kiểm thử website là một trong những công việc chính. Kiểm thử website là tên gọi được đặt cho một quá trình kiểm thử phần mềm tập trung vào việc kiểm tra các ứng dụng web.
Ứng dụng web cần được kiểm tra hoàn toàn trước khi đi vào hoạt động, điều này có thể giúp giải quyết các vấn đề phát sinh của ứng dụng web trước khi người dùng tiếp xúc ứng dụng như các vấn đề về chức năng, bảo mật, các vấn đề dịch vụ web, các vấn đề tích hợp và khả năng xử lý lưu lượng truy cập.
Trong quá trình kiểm thử website, cần cố gắng phát hiện ra các lỗi có thể xảy ra trong hệ thống nhằm xử lý các lỗi này một cách kịp thời.
Dưới đây là các loại kiểm thử website thường gặp nhất.
1. Functional testing – Kiểm thử chức năng
Kiểm thử chức năng giúp kiểm tra các chức năng của các thành phần thuộc ứng dụng, về cơ bản là để kiểm tra các chức năng được đề cập trong tài liệu mô tả chức năng cũng như kiểm tra xem ứng dụng phần mềm có đáp ứng được kỳ vọng của người dùng hay không.
2. Usability testing – Kiểm thử tính khả dụng
Kiểm thử khả năng sử dụng của trang web là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong kiểm thử website. Với 1 trang web, 1 sản phẩm khi được tạo ra, việc sử dụng được nó vào đúng mục đích đã định là một trong những ưu tiên chính mà tất cả chúng ta – người tham gia vào quá trình đảm bảo chất lượng cần quan tâm đến.
3. GUI testing – Kiểm thử giao diện
GUI testing là quá trình thử nghiệm Giao diện đồ họa người dùng trong các ứng dụng để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu và đánh giá khả năng sử dụng của nó.
GUI testing bao gồm việc kiểm tra màn hình với các đối tượng như menu, button, icon, text box, … Khi bạn ghé thăm một trang web, bạn sẽ thấy GUI của trang.
4. Compatibility testing – Kiểm thử khả năng tương thích.
Kiểm thử khả năng tương thích được sử dụng để xác định xem phần mềm có tương thích với các phần tử khác của hệ thống mà nó sẽ hoạt động hay không? Ví dụ: Trình duyệt, Hệ điều hành hoặc phần cứng. Điều này giúp đánh giá phần mềm hoạt động tốt như thế nào trong một trình duyệt cụ thể, hệ điều hành, phần cứng hoặc phần mềm.
5. Database testing – Kiểm thử cơ sở dữ liệu
Kiểm thử cơ sở dữ liệu là loại kiểm thử về dữ liệu hay kiểm thử về Back-end. Các tester có thể thực hiện backend testing cần phải có một background mạnh về các database server và các khái niệm Structured Query Language.
6. Security testing – Kiểm thử bảo mật
Kiểm thử bảo mật trang web liên quan đến việc kiểm tra để xác định có bất kỳ sai sót và khoảng trống nào từ quan điểm bảo mật.
7. Performance Testing – Kiểm thử hiệu năng
Đây là loại kiểm thử tiến hành kiểm tra website làm việc dưới lượt tải nặng, phân thành 2 phần: Kiểm tra lượt tải trang và tần suất.
⮚Load test:
• Kiểm tra hệ thống thực thi trong điều kiện có nhiều người dùng cùng truy xuất đồng thời dưới nhiều điều kiện khác nhau
⮚Stress Test:
• Kiểm tra dựa trên việc tăng liên tục mức độ chịu tải cho đến khi hệ thống ngưng hoạt động Mục đích: xác định mức tới hạn của hệ thống có thể đáp ứng
• Đối với các loại kiểm thử này, người dùng thông thường sử dụng một số loại tool test tự động để thực hiện nó như jmeter, quick test pro, …
Hiện nay, cách nhanh nhất để trở thành 1 Tester chuyên nghiệp là bạn có thể tham gia các khóa học Tester cho người mới. Với hình thức học vô cùng đa dạng và linh hoạt: học trực tuyến (các khóa học tester online), học tại lớp học, học qua video, các khóa học trên youtube, coursera, hay các nền tảng khác,…
Mình tình cờ được các bạn cùng trường giới thiệu đến khóa học Tester cho người mới tại CodeStar Academy. Tại đây, khi tham gia khóa học Tester cho người mới bắt đầu, mình được bắt tay vào làm thực tế các công việc của 1 Tester thực thụ trên các dự án có thật. Mình được đăng nhập vào chương trình website thực tế để tìm các lỗi và báo cáo lên. Chị Giảng viên là người có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Test nên chỉ bảo mình rất tận tâm, chia sẻ cả những trải nghiệm, case study thực tế rất bổ ích và thú vị.
Mình sẽ không ngại mà để lại chút thông tin về khóa học Tester cho người mới và thông tin về CodeStar tại link sau: https://codestar.vn/product/testing-for-freshers/ hoặc: https://codestar.vn/khoa-hoc-tester-cho-nguoi-moi-hoan-toan/
Hy vọng mọi người sẽ lựa chọn đúng thầy, đúng nơi và có những kết quả học tập tốt nhất! ^^