Vòng đời phát triển phần mềm
- Tháng Mười 4, 2021
- Posted by: codestar
- Category: Uncategorized
Với sự đi lên nhanh như vũ bão của công nghệ số, tri thức số, phát triển phần mềm dần trở thành một lĩnh vực quan trọng hàng đầu trong ngành công nghệ số. Vậy để một phần mềm được xây dựng thành công, chuyên nghiệp thì dự án phần mềm sẽ được phát triển như thế nào?
Cùng mình phân tích rõ hơn về quy trình phát triển dự án trong bài viết dưới đây nhé.
1.Quy trình phát triển dự án
Bước 1: Thu thập, phân tích yêu cầu
Phần mềm để phát triển được, bước đầu cần xác định được khách hàng muốn gì, làm gì, làm như thế nào? Do vậy, bước đầu tiên của chu trình này chính là Thu thập, phân tích yêu cầu của khách hàng.
Thông thường khi bắt đầu làm sản phẩm, khách hàng có thể không định hình rõ nhu cầu thật sự, cụ thể một hệ thống sẽ làm như thế nào nên yêu cầu đưa ra sẽ không đầy đủ, không rõ ràng hoặc sẽ có chỗ chưa hợp lý. Lúc này, team phát triển gồm những người có kinh nghiệm sẽ tham gia đọc, phân tích, góp ý và sửa đổi để đưa ra một bộ tài liệu yêu cầu hoàn thiện nhất.
Bước 2: Thiết kế
Sau khi đã có bộ tài liệu yêu cầu (spec) hoàn chỉnh, bước tiếp theo cần làm là Thiết kế. Bước này có thể coi là việc phác thảo, kiến trúc nên hệ thống phần mềm để lập trình viên nhìn vào, đảm bảo sản phẩm sẽ đáp ứng toàn bộ các yêu cầu đã đề ra.
Bước 3: Thực hiện code
Sau khi có bản thiết kế trực quan, người lập trình viên sẽ dựa vào đó để xây dựng, lên sản phẩm bằng code. Bước này có thể gọi là Thực hiện code.
Bước 4: Thực hiện test
Sau khi các lập trình viên đã code xong, đội kiểm thử viên bắt tay vào Thực hiện test. Trong bước này, Tester sẽ dùng các phương pháp kiểm thử, các thủ thuật, các công cụ khác nhau để phát hiện ra những lỗi, sai sót trên hệ thống rồi báo lại cho Lập trình viên sửa chữa kịp thời.
Bước 5: Triển khai
Sau khi thực hiện các công việc phát triển, kiểm thử trên xong, lập trình viên sẽ thực hiện Triển khai (Deployment) lên hệ thống và release dự án cho Khách hàng.
Từ quy trình phát triển phần mềm, các bạn có thể thấy được Thực hiện Test là 1 trong các bước rất quan trọng trong việc phát triển phần mềm, vậy việc thực hiện Test đang chạy theo quy trình như thế nào, cùng mình tìm hiểu tiếp nội dung bên dưới nhé.
2. Quy trình kiểm thử phần mềm
Để thực hiện kiểm thử một cách hiệu quả, chuyên nghiệp, các Tester cần thực hiện kiểm thử theo quy trình nhất định đảm bảo các mục tiêu chất lượng đã được đáp ứng.
Bước 1: Phân tích yêu cầu
Bước này giúp Tester phân tích được toàn bộ các yêu cầu trong dự án, đưa ra bộ câu hỏi đáp để clear nhất sản phẩm mà team mình sẽ làm
Bước 2: Lập Kế hoạch kiểm thử (Test Plan)
Người thực hiện: thường là Test Leaders trở lên, tuy nhiên ở một số công ty yêu cầu hầu hết tất cả các Tester phải thực hiện được việc lên TestPlan vì vậy các sernior Tester cũng có thể lên được TestPlan một cách chuyên nghiệp.
Mục đích của việc lập Test Plan giúp phân định công việc của từng member trong team; xác định được khối lượng công việc test trong dự án; từ đó, xác định được độ ưu tiên cho các công việc; xác định mức độ rủi ro của Test Team và rủi ro của dự án.
Bước 3: Thiết kế Kịch bản kiểm thử (Test Case)
Test Case được coi là một bộ phận quan trọng đối với quá trình kiểm thử nói chung và với người tester nói riêng. Test Case đưa ra các kịch bản kiểm thử để thực thi kiểm thử phần mềm.
Bước 4: Thiết lập môi trường kiểm thử
Tùy vào dự án, thường giai đoạn này sẽ có sự hỗ trợ của các lập trình viên hoặc chính khách hàng sẽ là người thiết lập môi trường test.
Bước 5: Thực hiện kiểm thử (Test Execution)
Đây là bước mà Tester trực tiếp thực thi kiểm thử, tìm các lỗi trong phần mềm đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Bước 6: Đóng chu trình kiểm thử
Để đóng chu trình, Test Team sẽ tổng kết, báo cáo về quá trình kiểm thử, có bao nhiêu bug đã được fix, độ nghiêm trọng của bug, chức năng nào còn lỗi, chức năng nào đã hoàn thành…
Chà! Có vẻ Kiểm thử phần mềm trong dự án khá thú vị nhỉ!
Nếu việc tự tìm hiểu lĩnh vực này khiến bạn gặp nhiều khó khăn, hãy tham khảo khóa học Tester Chuyên nghiệp tại CodeStar Academy. Đến đây các anh chị Chuyên gia, cũng chính là các Giảng viên trực tiếp đứng lớp đều đang nắm giữ vị trí Trưởng phòng, Giám đốc kiêm thử phần mềm với trên 15 năm kinh nghiệm trong các Doanh nghiệp IT hàng đầu Việt Nam, sẽ cầm tay chỉ việc cho bạn trong dự án thật. Từ đó giúp bạn dễ dàng hình dung và thực chiến các công việc của 1 Tester thực thụ.
Link chi tiết của khóa học các bạn có thể tham khảo ở đây: https://codestar.vn/product/testing-for-freshers/ hoặc: https://codestar.vn/khoa-hoc-tester-cho-nguoi-moi-hoan-toan/
Nếu còn điều gì cần chia sẻ, hãy liên hệ trực tiếp tới fanpage: https://www.facebook.com/CodeStarAcademy, anh chị admin siêu dễ thương sẽ tư vấn cho các bạn nhé. ^^