Kinh nghiệm học và thi chứng chỉ AWS của một con dân ngoại đạo.
- June 21, 2021
- Posted by: codestar
- Category: Uncategorized
Xin chào các bác. Tình hình là em mới đi thi AWS-SAA về và đã PASS các bác ạ. Vì vậy em sẽ viết viết đôi lời chia sẻ cho các bác về chứng chỉ AWS, cùng các tips để luyện thi AWS certifications. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp các Bác có thêm kiến thức về chứng chỉ AWS.
1. Chứng chỉ AWS là gì ?
Trước hết thì nói qua 1 chút. AWS-SAA là 1 trong số những loại AWS Certifications. AWS có một hệ thống certification (Chứng chỉ) để chứng nhận rằng một ai đó đã làm việc, có kinh nghiệm, hiểu biết về AWS.
Thông qua bảng trên, chúng ta có thể thấy 1 vài loại chứng chỉ như sau:
– Chứng chỉ Foundation thích hợp dành cho những người mới hoàn toàn có có dưới 6 tháng kinh nghiệm làm việc với AWS Cloud. Thông thường chứng chỉ này sẽ dành cho các bạn sale hoặc những người không làm về mảng IT, nhưng muốn có hiểu biết sơ bộ về AWS. Tuy nhiên những người làm về IT thì không khuyến khích học chứng chỉ cấp này, mà nên học tối thiểu là từ cấp Associate trở lên.
– Chứng chỉ Associate dành cho những người đã làm việc và làm quen với AWS được khoảng từ 6 tháng 1 năm trở lên, nếu muốn lấy chứng chỉ nhanh hơn, các bác có thể tham khảo ở mấy khóa học AWS hiện nay. Bữa trước em có tham gia khóa học tại CodeStar Academy, cũng ổn áp lắm nè các bác: https://codestar.vn/product/aws-co-ban/. Chứng chỉ này dành cho những bạn có hiểu biết về hệ thống, xây dựng kiến trúc hệ thống phù hợp với nhu cầu của các bài toán thực tế. Nhìn chung các bạn IT hay lựa chọn chứng chỉ loại này làm cấp độ đầu tiên để bắt đầu vì việc ôn thi chứng chỉ này cũng giúp chúng ta có 1 cái nhìn tổng quan hơn về kiến trúc hệ thống.
– Chứng chỉ Professional thì dành cho những người đã làm việc và có hiểu biết đủ sâu về hệ thống AWS từ khoảng 2 năm trở lên. Chứng chỉ Professional yêu cầu các bác phải biết và hiểu rõ các service cơ bản cộng thêm một số service nâng cao khác. Nếu có ý định thi chứng chỉ này, thì em recommend các bác nên lấy ứng chỉ Associate trước nhé. Tối thiểu 1 cái Associate trước, vì nếu nhảy vào Professional ngay thì dù với 2 năm kinh nghiệm làm việc với AWS cũng không thể nắm rõ hết các service một cách tổng quan được.
– Chứng chỉ Specialty: Đây là 1 số chứng chỉ chuyên ngành hẹp về các lĩnh vực như Network, Security, Alexa Skill Builder, Big Data …
Với các loại aws certifications, thông thường sẽ có 1 aws certification path riêng biệt. Ví dụ nếu muốn làm việc liên quan đến hệ thống và triển khai hệ thống vào ban đầu thì có thể theo hướng:
AWS-SAA -> AWS SAP -> Chứng chỉ chuyên môn.
Còn nếu muốn theo hướng Giám sát bảo trì hệ thống thì có thể theo hướng:
AWS-SAA -> AWS Developers ->AWS DevOps Pro -> Chứng chỉ chuyên môn.
Đây là 2 aws certification path chính mà Lập trình viên nên theo. Có 1 số loại path khác, tuy nhiên không phổ biến cho Lập trình viên nên em sẽ không liệt kê ở đây.
Ok, chúng ta sẽ đi qua 1 chút sâu hơn về bài thi AWS-SAA nhé:
2. Bài thi AWS
Bài thi AWS-SAA gồm 130 phút, với chi phí là 150USD. Chúng ta có thể lựa chọn thi lúc nào cũng được từ thứ 2 đến chủ nhật (tùy địa điểm thi). Một vài đơn vị thi sẽ được chấp thuận cho phép tổ chức thi cho học viên, không cần đợi theo đợt thi như kiểu thi IELTS hay TOEIC.
Vào phòng thi, chúng ta sẽ ngồi thi trên máy tính của trung tâm. Thời gian làm bài sẽ bắt đầu tính giờ từ lúc các bác đăng nhập vào hệ thống theo password được cung cấp. Sẽ có nhân viên hướng dẫn đăng nhập vào hệ thống của họ, nên chúng ta gần như không phải làm gì cả, chỉ việc mang đủ giấy tờ tùy thân và đi thi thôi.
Bài thi được tiến hành theo hình thức trắc nghiệm có thể có một hoặc nhiều đáp án đúng. 100% trắc nghiệm, bao gồm 65 câu, không có phần tự luận. Tính ra trung bình khoảng 2 phút 1 câu. Điểm để pass là 720 điểm.
Về App làm bài thi:
– App sẽ có mục đánh dấu cờ những câu nào muốn xem lại về sau.
– App KHÔNG THỂ bỏ qua 1 câu để đến câu tiếp theo, do đó, nếu muốn bỏ qua thì bắt buộc phải chọn 1 phương án bất kỳ và nhấn Tiếp, sau đó mới có thể quay lại và đánh cờ vào câu hỏi đó.
3. Nội dung thi:
Nội dung thi thì chắc ai đi thi cũng phải nắm rồi đúng không nhỉ. Đối với chứng chỉ SAA, thì nội dung thi của chúng ta sẽ bao gồm chủ yếu là: EC2, VPC, S3, RDS – Aurora, IAM, DynamoDB, Load Balancer. Nói chủ yếu ở đây là những Service quan trọng, cần phải học kỹ. Những service này thường sẽ liên quan đến nhau và các câu hỏi sẽ không tập trung vào 1 service cụ thể mà kết hợp các loại như hệ thống gồm EC2 và DB, muốn tăng HA thì làm thế nào, … Hay muốn đưa cả hệ thống sang 1 region khác.
Còn lại thì trong đề thì vẫn sẽ có những service khác mà tối thiểu là phải biết các Service đó làm gì, trong đó có thể kể đến: Cloudfront, DAX, Snowball, Kinesis, SNS, SQS, CloudWatch, CloudTrail. Đây là những loại Service cần thiết phải biết (trong đề nhất định sẽ hỏi, có thể không hỏi chi tiết). Các Service này thì nhìn chung câu hỏi sẽ không nặng về phần thiết kế kiến trúc hệ thống như những câu hỏi phía trên, nhưng sẽ đánh vào trọng tâm là tác dụng của những service đó. Chẳng hạn Cloudfront dùng để Cache lại request, đặc biệt là static request, hay DAX để cache lại Dynamo DB, Snowball để đưa dữ liệu từ on promise lên Cloud một cách nhanh nhất, … Tốt nhất là khi ôn luyện, các bác hãy note lại tác dụng những service này và học kỹ trước khi thi. Khi vào thi, hay gặp nhất là trường hợp “Ủa, cái Service này nghe tên quen quen mà không nhớ nó để làm gì”.
Tiếp đến là các Service kiểu “hên xui”, có thể sẽ hỏi đến, đó là : Athena, Các loại firewall hay Shield, các loại Cache không phổ biến, và hỗ trợ tương tác với các bên khác như Gateway, Migration, … Những loại service này thường liên quan đến các chứng chỉ khác, nhưng đối với Solution Architecture thì cái gì cũng phải nắm “sơ sơ” rồi.
4. Tips làm bài thi
– Nên đi hết 1 lượt trong 65 phút đầu tiên (nhớ đánh cờ lại ở những vị trí chưa chắc chắn), sau đó quay lại. Vì 65 phút đầu tiên là khoảng thời gian tập trung nhất. 65 phút tiếp theo sẽ bị mệt và không thể nào làm tốt được như mong đợi.
– Các phương án chọn nhiều đáp án thường có các phương án đối xứng với nó. Do đó, chỉ chọn 1 trong 2 phương án này.
– Nếu muốn luyện thi, thì nên chọn luyện đúng giờ để lấy được cái “cảm giác làm bài”. Việc này giúp các bác có được thời điểm làm bài phù hợp nhất. Tránh tình trạng làm bài lúc đang ngái ngủ hay ốm đau gì đó thì nên dời lịch thi (AWS cho phép dời lịch thi từ 1-2 lần) nên tận dụng nó để có kết quả tốt nhất.
– Cố gắng bắt keyword của câu hỏi, sau đó đọc đáp án để lựa chọn trước. Lượt sau đó mới quay lại đọc lại để chắc chắn, không nên đọc kỹ ngay từ đầu. Đề thi AWS không lừa lọc những chi tiết nhỏ nhặt lặt vặt để đánh rớt điểm các bác làm gì đâu.
Vì phần tiếng Anh khá là dài và có thể có những từ khóa hơi lạ, nên các bác cố gắng nắm được những từ khóa đại diện cho câu hỏi sẽ giúp nhận định câu trả lời đúng dễ dàng hơn.
Trên đây là 1 số tips nho nhỏ dành cho những bác nào muốn đi thi AWS-SAA. Hy vọng bác nào đi thi về có tips gì hay hay cho anh em có thể chia sẻ thêm nhé. Cảm ơn các bác đã đọc.