Kỹ thuật thiết kế Testcase (part 2)
- April 25, 2022
- Posted by: codestar
- Category: Uncategorized
Chào mọi người, tiếp tục trong chuỗi chia sẻ kiến thức về các kỹ thuật viết testcase, hôm nay mình cùng đi sâu hơn vào hai kỹ thuật Phân vùng tương đương và Phân tích giá trị biên – 2 trong các kĩ thuật viết testcase phổ biến nhất mà các Tester nhà mình quen dùng.
1. Kỹ thuật phân vùng tương đương (EP)
1.1 Định nghĩa:
Kỹ thuật phân vùng tương đương (Equivalence Partitioning – EP) là kỹ thuật thiết kế testcase trong kiểm thử hộp đen (black-box), trong đó các đơn vị dữ liệu đầu vào được chia thành các phân vùng tương đương, từ đó suy dẫn ra các testcase tương ứng.
1.2 Tip phân chia các phân lớp tương đương:
Các phân lớp tương đương có thể chia theo 1 số tiêu chí:
– Dữ liệu đầu vào hợp lệ hay không hợp lệ
– Những giá trị đầu vào giống nhau hay khác nhau.
– Những giá trị đầu ra giống nhau hay khác nhau.
– Quá trình xử lý giống nhau hay khác nhau.
1.3 Ví dụ minh hoạ:
Tài khoản ngân hàng sẽ được nhận lãi với tỷ suất khác nhau, dựa trên sốdư tài khoản hiện tại.
– Nếu số dư từ 0 đến 10tr đồng thì lãi là 0.3% .
– Nếu số dư từ trên 10tr đến 100tr đồng thì lãi là 0.5%
– Nếu số dư từ trên 100tr đồng sẽ có lãi suất là 0.7%.
=> Chúng ta chia làm 3 phân vùng hợp lệ (valid), và 1 phân vùng không hợp lệ (invalid):
Case 1: Phân vùng hợp lệ (Valid partition) cho lãi suất 0.3 %: nhập 1 hoặc 1 vài giá trị trong khoảng từ 0 đến 10 triệu đồng. (VD: 5 triệu đồng)
Case 2: Phân vùng hợp lệ cho lãi suất 0.5 %: nhập 1 hoặc 1 vài giá trị trong khoảng từ 10. 001 triệu đến 100 triệu đồng. (VD: 50 triệu đồng)
Case 3: Phân vùng hợp lệ cho lãi suất 0.7 %: nhập 1 hoặc 1 vài giá trị trên 100 triệu đồng. (VD: 150 triệu đồng)
Case 4: Phân vùng không hợp lệ (Invalid partition): nhập giá trị dưới 0 đồng (VD: -10 000 đồng)
2. Phân tích giá trị biên (BVA)
2.1 Định nghĩa:
Là kỹ thuật thiết kế test case nhằm test những giá trị biên giữa các phân vùng với nhau.
2.2 Lưu ý
Các trường hợp kiểm thử được tạo ra với các giá trị biên như là các thành phần lớp tương đương cũng giống như việc lấy ra các lớp tương đương của các trường hợp kiểm thử khi các giá trị biên không được đề cập tới.
– Chúng ta test các giá trị biên hợp lệ cùng nhau và sau đó kết hợp 1 giá trị biên không hợp lệ với các giá trị hợp lệ khác.
– Sự khác nhau chính ở đây là có tối thiểu 2 giá trị biên trong mỗi lớp tương đương. Do đó chúng ta sẽ có số lượng test case nhiều hơn, khoảng gấp 2 lần.
2.3 Ví dụ minh hoạ
Nếu bạn đọc là một người mới hoàn toàn, đang có nhu cầu chuyển ngành Tester, bạn đang tìm kiếm các khóa học Tester cho người mới, hãy tìm đến CodeStar Academy – một nơi giúp bạn hiện thực hoá mong muốn của mình. Ở CodeStar, bạn có thể tham gia khóa học tester online, khóa tester dành cho người mới, được đào tạo từ kiến thức nền tảng đến các kĩ năng chuyên môn trong ngành testing.
Tại đây, bạn sẽ được học tập theo phương pháp training on job trong các dự án có thật cùng với chuyên gia đầu ngành kiểm thử phần mềm có trên 15 năm kinh nghiệm. Vì vậy, khi đăng ký khóa học Tester cho người mới tại CodeStar, các bạn chắc chắn sẽ thu nạp được rất nhiều bài học bổ ích, thực tiễn cho công việc của 1 Tester tương lai. ^.^
Tham khảo thêm thông tin về Khóa học Tester cho người mới tại CodeStar Academy tại 1 số link sau https://codestar.vn/product/testing-for-freshers/ & https://codestar.vn/khoa-hoc-tester-cho-nguoi-moi-hoan-toan/)