Lộ trình phát triển nghề nghiệp của Tester
- October 12, 2021
- Posted by: codestar
- Category: Uncategorized
Đến với Việt Nam, Tester là 1 nghề, 1 gương mặt còn khá mới mẻ và rất có tiềm năng. Với sự phát triển vượt bậc của Công nghệ thông tin, nhu cầu về nhân lực ngành CNTT đang tăng lên chóng mặt trong khi số lượng thực tế lại không thể đáp ứng nổi. Để tìm hiểu rõ hơn về nghề Tester và con đường phát triển của nghề này, cùng đón đọc bài viết dưới đây.
Một số đặc trưng về nghề Tester
Trước hết, Tester là người sẽ làm các công việc kiểm tra, tìm kiếm các lỗi của phần mềm, ứng dụng hoặc xác minh, thẩm định liệu phần mềm đó đã đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không.
Với đặc thù của nghề Tester, không yêu cầu bạn phải theo học từ một trường Đại học chuyên ngành CNTT hay liên quan. Những người hoàn toàn trái ngành cũng có thể đi theo hướng này. Chẳng khó thấy khi hiện nay, dân tình đổ xô rẽ hướng Tester nhiều đến vậy. Đương nhiên, dù như nào đi nữa, có nền tảng ngành CNTT cũng sẽ là một lợi thế giúp bạn nhanh chóng tiếp cận các kiến thức, công việc của nghề Tester.
Để trở thành Tester cần có 2 thứ: Tính cách và kiến thức:
– Về tính cách:
Tester rất cần sự cẩn thận, tỉ mỉ, và chỉn chu. Trên cơ sở xác định nhiệm vụ chính của Tester là phát hiện các lỗi có trong phần mềm, người Tester càng phát hiện được nhiều lỗi, chứng tỏ kỹ năng phân tích càng tốt, giúp khả năng, trình độ của Tester đó càng được đánh giá cao hơn. Bên cạnh đó, Tester cần có kĩ năng phân tích, phán đoán nhạy bén để hiểu rõ hơn về dự án, phần mềm và xây dựng được các test case. Tester cũng cần khả năng giao tiếp tốt, đặc biệt trong việc trao đổi các lỗi, các vấn đề với Developers rất cần sự khéo léo, cẩn trọng.
Đứng trên cương vị là người phát hiện, Tester cần có thái độ tích cực, mang tính định hướng, sẵn sàng đưa ra đề xuất, cải tiến. Và hơn hết, với mỗi nghề, mỗi công việc, cần nhất là tình yêu nghề, sự hăng say, đam mê với công việc, chỉ có như vậy, lòng nhiệt huyết mới kích thích người Tester không ngừng cố gắng, trau dồi, phát triển năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhưng làm thế nào để bạn xác định xem mình có đam mê về Kiểm thử hay không nếu bạn chưa từng thử đặt chân vào nghề ? 1 Cách rất đơn giản. Bạn hãy thử ngay nó từ giờ.
– Về kiến thức:
Bên cạnh các tố chất tự nhiên, sẵn có, để trở thành một Tester chuyên nghiệp, bạn cần học các kiến thức về technic.
Trước hết, Tester cần nắm được rõ quy trình kiểm thử, vòng đời phát triển dự án, cách phân tích yêu cầu, biết thiết kế TestCase, xây dựng Test Plan và thực thi Execute Test,… Tất cả công việc này sẽ thực hiện theo quy trình phát triển phần mềm chung.
Không chỉ vậy, Tester cần biết sử dụng các tool hỗ trợ cho quá trình test của mình. Có thể coi nó là công cụ sống còn của 1 tester trong suốt cuộc đời làm nghề. Điển hình có các công cụ quản lý test, công cụ quản lý lỗi, công cụ test tự động,…
Một điều không thể bỏ sót đối với Tester là hiểu biết về Database/SQL, giúp Tester có thể truy cập và Database và thực hiện test mà không cần nhờ đến tay của các Developers.
Ngoài ra, các kiến thức về lập trình (code) không phải yêu cầu bắt buộc nhưng nếu Tester hiểu biết cách các Developers xây dựng, phát triển lên hệ thống, đây hoàn toàn là lợi thế để Tester tạo các test case dễ dàng, hiệu quả.
Vậy 1 Tester sẽ phát triển theo lộ trình như thế nào?
Các bạn cùng xem hình minh họa dưới đây nhé:
– Level 1: Fresher. Là những bạn mới tốt nghiệp các khóa đào tạo Tester cơ bản và bắt đầu đi làm Tester. Ở level này, các bạn Tester hoàn toàn là các bạn mới học xong các khóa học về Kiểm thử phần mềm, mới tiếp xúc môi trường doanh nghiệp, hoặc có thể là những người đã đi làm trái ngành mới thay đổi công việc sang Tester.
Ở vị trí Fresher Tester, thường không yêu cầu kinh nghiệm làm việc và các chứng chỉ chuyên môn ở ứng viên. Các kĩ năng, nghiệp vụ test đều chỉ yêu cầu ở mức cơ bản đối với level này.
– Level 2: Junior. Ở level junior, bạn Tester đã hiểu thực thi các test case, thêm vào đó, có thể báo cáo các bugs nếu có. Một Junior Tester sẽ có khoảng 2 năm hoặc < 2 năm kinh nghiệm. Ở level này, các task được giao cho Junior Tester cũng ở mức phức tạp thấp trở lên. Các kĩ thuật như test plan, review, đánh giá cũng yêu cầu bạn Junior cần hiểu và làm được ở mức cơ bản.
– Level 3: Senior. Đây là những chuyên gia thành thạo về kỹ thuật testing, thường có khoảng 3 – 10 năm kinh nghiệm, nắm rõ các yêu cầu kiểm thử phần mềm cho các doanh nghiệp với các ứng dụng phức tạp như tài chính, sức khỏe, thương mại điện tử…
Đến cấp độ này, Senior Tester có thể đóng vai trò là người tham vấn, xác định các vấn đề, đề xuất phương pháp cải tiến , và định hướng sử dụng các công cụ hiệu quả cho các test team.
Các task được giao cho Senior Tester có độ phức tạp cao cùng với khả năng làm việc độc lập, có thể hỗ trợ các members khác trong Team/dự án. Ngoài ra, Senior cũng được suggest nên biết thêm về Test Performance hoặc Test Automation.
– Level 4: Test Leader. Thông thường, sau khoảng 5 năm kinh nghiệm trở lên, tester có thể nắm giữ vai trò quản lý. Ở vị trí này, các TestLeader chịu trách nhiệm tổ chức công việc cần được thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Testers trong team dự án. Tương ứng với số năm kinh nghiệm Test Leader có là quy mô lớn, nhỏ khác nhau mà các đội họ sẽ được quản lý.
Bên cạnh việc trở thành chuyên gia trong nghề Tester, sau khi có đủ kiến thức và kinh nghiệm ở level 4, bạn có thêm các hướng đi mới như: trở thành BA (Business Analyst) hoặc PM (Project Manager). Đây đều là các hướng phát triển rất tiềm năng cho các bạn Tester.
– Level 5: Test Manager. Là những người tổ chức và điều phối các nhóm kiểm thử (test team): quản lý metrics, lập kế hoạch chiến lược, đưa ra dự đoán, quản lý tài nguyên và giải quyết các vấn đề cản trở effort kiểm thử.
Test Manager chịu trách nhiệm cao cho thành công của test team nói riêng và thành công của dự án nói chung.Level 6: Senior Test Manager. Tùy thuộc vào độ cứng và số năm kinh nghiệm, Test Manager có thể đạt được vị trí Senior Test Manager. Ở level này, Senior Test Manager đảm bảo đươc vai trò, trách nhiệm cùng với chuyên môn cao nhất, có khả năng tạo được file report cho cùng lúc nhiều dự án trở lên và sở hữu trọn bộ các chứng chỉ chuyên môn advanced full level.
Như đã nói ở phần trên, lối đi nào để dễ nhận thấy bản thân có phù hợp với nghề Tester hay không? Không còn cách nào i-zì hơn, hãy thử ngay từ hôm nay, tham gia khóa học Tester cho người mới tại Top 5 Trung tâm Đào tao Tester uy tín nhất tại Hà Nội: https://codestar.vn/product/testing-for-freshers/
Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết.
Chúc các bạn sẽ trở thành 1 Tester chuyên nghiệp trong tương lai với một lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng và cơ hội thăng tiến cao.