Đối với dân công nghệ thông tin thì những cái tên Tester hay Kiểm thử phần mềm không còn quá xa lạ nữa. Thậm chí ngành này hiện nay đang được các bạn trẻ săn đón với niềm đam mê “đổi đời lương cao”, các khóa học Tester cho người mới bắt đầu ngày một nhiều. Tuy nhiên, cũng như các ngành khác để có một tiêu chuẩn, trở thành một tester giỏi thì Tester cần phải làm gì?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã dựa trên các case thực tế khi làm việc và đã gặp phải để lên bài viết hôm nay. Hi vọng sẽ có thể giúp được các bạn còn mông lung với câu hỏi: “Làm thế nào để trở thành tester giỏi” có thể hiểu hơn và xác định hướng đi được chính xác.
Nào, chúng ta cùng ngồi nhâm nhi 1 tách cà phê và đọc bài viết nhé!
Ngành Tester yêu cầu rất nhiều yếu tố để có thể trở thành 1 tester giỏi. Đối với các bạn trái ngành chuyển sang Tester thì không nên bỏ qua thông tin này để trau dồi thêm thật nhiều cho bản thân nhé. Trước tiên cùng nghiên cứu sơ bộ về tester – nhân tố cực kì quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm.
1: Tester Nguyên Tắc
Là người “gác cổng thầm lặng” nên Tester luôn có những nguyên tắc cứng nhắc riêng mình, các bạn sẽ chắc chắn về các quy trình chuẩn chỉnh khi thực hiện kiểm tra test. Bám sát với các yêu cầu và tài liệu đặc tả, theo dõi và luôn đảm bảo tài liệu cập nhật mới nhất.
Với điểm này sẽ giúp Tester đảm bảo được quy trình test, hạn chế bỏ sót bug và các bug đã lọc ra đều rõ ràng và có cơ sở tuy nhiên cũng sẽ gây ra bất tiện cho các bạn khi cứ bám “ khư khư” vào nguyên tắc sẽ không linh động được trong công việc.
Đôi khi chúng ta có thể “dễ dãi” một chút để có thể tạo điều kiện linh hoạt hơn với bản thân, thúc đẩy tốt hơn trong công việc.
2: Tester Ham Học Hỏi
Với bất kì công việc gì thì cũng cần trau dồi mỗi ngày, đối với Tester thì việc học và công việc đều ngang nhau. Để có thể ngày càng phát triển và hiểu hơn về công việc, Tester luôn chủ động việc học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu về những thứ mà họ muốn biết.
Thậm chí các bạn có thể tham gia các khóa học tester nâng cao để nâng cao hiệu xuất test. Không chỉ các bạn Tester lâu năm mà các bạn đang tham gia các khóa học Tester dành cho người mới hoàn toàn thì càng cần phải trau dồi nhiều hơn nhé.
Việc trau dồi này sẽ giúp các bạn luôn luôn nâng cao kiến thức của bản thân, có thể vận dụng nhiều kiến thức bổ ích vào với công việc. Tuy nhiên các bạn cần có một thời gian biểu riêng cho mình để có thể không bị xao nhãng giữa việc học và tiến độ công việc.
3: Tester Kiên Trì
Với phương châm “ không có việc gì khó” Tester không ngại nghiên cứu tìm tòi bug và và repost lại để dev khắc phục lỗi. Đôi khi Tester gặp phải các case khó, không có hướng đi, nhưng không vì thế mà để “lọt lỗi” vẫn kiên trì “vạch lá tìm sâu”.
Điều này sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm tới mức tối đa nhưng có những lúc sẽ khiến bạn tốn khá nhiều thời gian vào những bug mà mức độ nghiêm trọng và độ ưu tiên thấp. Thậm chí các lỗi đó có thể được chấp nhận trong quá trình phát triển sản phẩm.
4: Tester Nhiệt Tình
Trong 1 team các thành viên sẽ cùng nhau làm việc để đạt được hiệu quả cao nhất. Chúng ta hăng hái sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao hoặc hỗ trợ thành viên trong team giải quyết các case khó.
Việc hăng hái giúp đỡ đồng đội sẽ giúp các bạn rèn luyện được khả năng làm nhiều việc một lúc, tự tích lũy thêm kinh nghiệm, khó bị cản trở bởi bất kì việc khó khăn nào.
Tuy nhiên, các bạn Tester mới hay các bạn vẫn đang theo các khóa học dành cho người mới hoàn toàn mình cũng cần lựa sức với bản thân để không bị quá tải công việc ảnh hưởng đến chất lượng của công việc.
5: Tester Đam Mê Công Việc
Giống như “chú bảo vệ” ngày đêm làm việc để đảm bảo được sự chính xác và nâng cao chất lượng sản phẩm trước khi đến tay khách hàng. Tester thực sự đam mê công việc luôn có sự chu toàn và mong muốn sản phẩm đạt chất lượng cao nhất
Điều này cũng khá tốt đối với doanh nghiệp khi mọi việc được chỉn chu và sản phẩm chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng đem lại sự tin cậy với khách hàng
Đâu đó sẽ có những bất lợi, khiến Tester dễ mất cân bằng trong cuộc sống và thường có ý nghĩ và đòi hỏi những người xung quanh mình cũng phải như vậy.
Mỗi tester sẽ có 1 hoặc 1 vài nhân tố như tôi nêu ở trên, những điều này cũng có điểm nổi và điểm chìm mà chính tester sẽ có và gặp phải. Đối với nghề nghiệp nào cũng vậy, những người xuất sắc luôn có lợi thế và dĩ nhiên, nghề tester cũng không ngoại lệ. Nếu bạn trở thành tester giỏi, bạn sẽ có thể nhận được:
- Happy trong mọi việc, có động lực đến công ty hơn
- Xây dựng hình ảnh tốt trong mắt mọi người
- Tự tin với năng lực chuyên môn trong lĩnh vực kiểm thử.
- Có mức lương cực khủng
- Cơ hội thăng tiến lên quản lý như Test Lead, Test Manager, PM,…
Nhìn chung, nếu có nỗ lực, phấn đấu để trở thành một Tester giỏi thì bạn sẽ “trăm cái lợi” mà không một cái hại.
Hãy đặt mục tiêu càng sớm càng tốt và cùng tìm hiểu cách để trở thành một tester giỏi. Nếu các bạn chưa biết nên tìm hiểu ở đâu có thể tham khảo tại https://codestar.vn/product/khoa-hoc-kiem-thu-phan-mem/ hoặc https://codestar.vn/khoa-hoc-tester-cho-nguoi-moi-hoan-toan/.
Tôi và các bạn của mình hiện đang theo học khóa học Tester dành cho người mới bắt đầu tại CodeStar Academy, khi bạn tham gia khóa học tester cho người mới hoàn toàn, bạn sẽ được đào tạo trực tiếp trên các dự án CNTT có thật, dưới sự dẫn dắt của các Chuyên gia, Trưởng phòng Kiểm thử có > 12 năm kinh nghiệm.
Bản thân tôi thấy rất tâm đắc và hi vọng các bạn cũng có thể tìm cho mình 1 hướng đi phù hợp và giúp mình phát triển đam mê xây dựng lên thương hiệu riêng cho chính bản thân mình nhé!