Xin chào các bạn, chào mừng những bạn đã, đang và sắp đi vào con đường lập trình web. Nếu trong đầu các bạn thi thoảng có những câu hỏi kiểu như Lập trình web là gì ? Lập trình web thì cần làm gì ? Lập trình web thì học thế nào ? Thì đây chính là bài viết dành cho các bạn. Chúng ta hãy cùng điểm qua 1 lượt những thứ cần biết khi bước chân vào con đường “chỉ có vào không có ra” này nhé.
Trước khi nói đến lập trình web là gì, chúng ta có thể tìm hiểu 1 chút lập trình là gì. Hiểu 1 cách đơn giản, lập trình là việc chỉ dẫn cho máy tính làm các thao tác mà các bạn mong muốn. Các bạn đặt hàng online ? click 1 nút, hệ thống lưu trữ thông tin vào CSDL, đó là lập trình. Các bạn muốn tìm kiếm thông tin ? Gõ vào ô tìm kiếm rồi nhấn nút Search, kết quả sẽ hiện ra cho các bạn, đó là lập trình.
Quay về cụ thể trong trường hợp lập trình web, thì chỉ đơn giản là chúng ta áp dụng cho hệ thống web. Nếu các bạn làm việc tương tự nhưng cho App trên mobile hay PC, thì đó là lập trình Mobile hoặc lập trình ứng dụng. Trên Web có những đặc tính riêng so với App, ví dụ như sử dụng hiển thị bằng HTML, CSS, có các quy chuẩn đối với các loại trình duyệt, kích thước to nhỏ phù hợp với nhiều loại màn hình khác nhau, … Sau khi nắm được lập trình web là gì rồi, chúng ta sẽ cùng thảo luận những vấn đề sâu hơn, đó là cách lập trình web, cách xây dựng và thiết kế 1 website hoàn chỉnh.
Cách xây dựng website.
Sau khi hiểu về lập trình web, các bạn sẽ có 1 câu hỏi trong đầu là, à, vậy thì cách lập trình web là làm thế nào, học thiết kế web thì học những gì ? Để xây dựng web, chúng ta sẽ chia làm 2 nhiệm vụ riêng biệt:
Phần giao diện: Bao gồm tất cả những gì các bạn nhìn thấy khi mở 1 website ra.
Phần chức năng: Bao gồm tất cả những xử lý bên dưới mà các bạn phải làm để chức năng hoạt động như mong muốn.
Phần giao diện là phần các bạn có thể dễ thấy nhất và dễ hình dung nhất. Từ thanh tìm kiếm, hiển thị sản phẩm, hình ảnh, video, cho tới những thứ phức tạp như đổi màu, hiển thị thanh menu, chữ chạy trên màn hình hay các hiệu ứng làm mờ phức tạp, …. Nếu các bạn làm những công việc này, các bạn sẽ được gọi là Lập trình viên Front end, hay nói tắt là Frontend Dev.
Nếu các bạn thích làm việc về tăng tính trải nghiệm người dùng (UX), thiết kế những giao diện trông bắt mắt, thú vị, kích thích người dùng (UI) thì đây có thể là 1 con đường dành cho bạn.
Phần chức năng của hệ thống, tập trung vào 2 nhiệm chính: lưu trữ và xử lý dữ liệu. Các bạn cần lưu trữ danh sách người sử dụng ? hãy lưu vào Database. Các bạn cần tính toán số lượt đăng kí trong ngày, hay tra cứu thông tin đã nhập vào ? hãy truy xuất database. Việc xử lý toàn bộ những công việc này sẽ là nhiệm vụ của Backend dev. Người làm backend, thường là những người mạnh về xử lý logic, có thể tư duy trừu tượng và tính toán, không cần nhiều kỹ năng về nghệ thuật như front end dev. Ngôn ngữ thông dụng nhất được sử dụng tại Việt Nam hiện nay là PHP. Do đó khi các bạn thiết kế web sử dụng PHP sẽ có khả năng phát triển nhanh hơn.
Trong quy trình phát triển hệ thống hiện đại, gần như không có khái niệm Dev chỉ làm Frontend hoặc Backend nữa. Các bạn có thể mạnh về 1 mặt, tuy nhiên không có nghĩa là không biết gì ở mặt còn lại. Đại đa số các dev đều biết cả frontend và backend cùng cách lập trình web ở mức độ nhất định mới có thể làm việc tốt được.
Nếu các bạn chưa từng làm về lập trình web, thì có thể tham gia 1 khóa lập trình web cơ bản, để có được 1 định hướng trong đầu là cần làm những gì, từ đó các bạn sẽ nắm bắt được nhanh hơn và có hệ thống hơn trong quá trình phát triển sau này.
Link tham khảo khóa học Lập trình web HTML CSS PHP dưới đây: https://codestar.vn/product/lap-trinh-web-co-ban/
Lộ trình phát triển 1 website.
Đọc đến đây, có lẽ rất nhiều bạn thắc mắc: “Ồ, vậy biết trong web có frontend/backend rồi, vậy giờ muốn làm 1 website thì phải bắt đầu từ đâu ?”
Nói đến thiết kế website, nhiều bạn đã và đang học thiết kế website sẽ có thể nhầm lẫn thiết kế web là thiết kế giao diện. Tuy nhiên điều này không chính xác. Khi thiết kế website, các bạn cần thiết kế cả giao diện và chức năng. Do đó khi học thiết kế website thì không nên có suy nghĩ chỉ làm 1 thứ, mà sẽ liên quan tới cả 2 phía.
Chúng ta đã thấy có 2 nhiệm vụ chính cần phải làm phía trên, tuy nhiên để làm được 1 sản phẩm hoàn chỉnh, trước tiên, chúng ta cần có kế hoạch cụ thể. Ở trong giới lập trình nói chung và lập trình web nói riêng, việc lập kế hoạch cho 1 website được gọi là lên spec (spec là viết tắt của specification có nghĩa là mô tả, hay đặc tả hệ thống). Nhìn chung phần spec này có thể đơn giản, có thể chi tiết, miễn sao bạn có thể xác định được chính xác những gì muốn làm, thực hiện thế nào, ở đâu và ra kết quả gì là được.
Hãy thử phân tích 1 Spec đơn giản sau: Chúng ta sẽ triển khai trang web A, có chức năng đăng ký, đăng nhập, đăng nhập sẽ hiện ra trang quản lý. Còn không đăng nhập thì chỉ hiện ra danh sách các sản phẩm.
1. Trên đây được coi là 1 spec đơn giản, chỉ gồm có 1 yêu cầu ngắn gọn. Tuy nhiên trong thực tế, Spec sẽ cần chi tiết như đăng ký gồm những thông tin gì (email, sdt, tên đăng nhập…), đăng nhập gồm những gì (user, password), đăng kí đúng thì ra cái gì, sai thì ra thông báo gì, … Chúng ta phải nghĩ ở trong đầu và dựa vào những gì đã biết trong quá trình thực tế sử dụng để thiết kế phần này.
2. Sau khi lên spec, việc cần làm là chi tiết hóa các thiết kế (thiết kế website). Bao gồm: vẽ hìn (có thể là mock hoặc là 1 tool gì đó vẽ lại tưởng tượng của bạn về trang web, chúng tôi đề xuất bạn sử dụng phần mềm Figma). Trong đó có các nút bấm, các xử lý và các phần sẽ hiển thị trên màn hình website mà bạn muốn xây dựng. Sau khi vẽ hình là vẽ các Flow của dữ liệu, sẽ được kiểm tra những gì, sẽ được chỉnh sửa thế nào, … Việc chi tiết hóa càng rõ, chúng ta sẽ càng dễ dàng làm hơn.
3. Sau khi có spec chi tiết, chúng ta sẽ cần quyết định công nghệ. Với 1 dự án lớn nhiều thành viên thì thông thường teamlead sẽ là người quyết định. Còn với những dự án cá nhân đơn giản, thì các bạn sẽ quyết định dựa trên hiểu biết và kỹ năng của bản thân. Ví dụ như Frontend thì chọn HTML, CSS cơ bản, kết hợp Bootstrap. Backend thì sử dụng Laravel, …
>> Tham khảo khóa Laravel, các bạn có thể truy xuất link sau: https://codestar.vn/product/lap-trinh-web-voi-laravel/
Cuối cùng, sau khi đã có hết các thứ cần thiết, việc của các bạn là triển khai thành các chức năng như đã thiết kế bạn vừa vẽ lên (hoặc muốn thuê ngoài thì làm ở bước này hoặc bước spec chi tiết nhé).
Vậy là hôm nay, mình đã giới thiệu cho các bạn những kiến thức cơ bản về lập trình web, cách thiết kế 1 trang web, và các một số con đường cho các bạn bước chân vào ngành lập trình.
Để bắt đầu xây dựng website của riêng mình, việc đầu tiên bạn có thể làm ngay là tham gia 1 khóa học về lập trình web cơ bản tại CodeStar Academy, sau khóa học tại đây bạn sẽ hiểu rõ lộ trình, cách để xây dựng website và tự tay xây dựng được 1 website cho riêng mình với đầy đủ cả Front end và Back end. Các bạn xem thêm thông tin về khóa học ở bên dưới nhé.
Phần 1: Front End
Buổi 1:Giới thiệu và làm quen với GIT
Buổi 2: Lập trình web bắt đầu với HTML
Buổi 3: Làm quen với CSS
Buổi 4: Lập trình web với CSS như chuyên gia
Buổi 5: Lập trình web với JS và các thao tác cơ bản
Buổi 6: Khái niệm cơ bản về JS, OOP, tương tác với DOM
Buổi 7: Lập trình Web với Jquery và cách sử dụng JS chuyên nghiệp
Buổi 8: Review các nội dung về Front End.
Phần 2: Back end:
Buổi 9:PHP và lập trình với PHP phía server
Buổi 10:Database và tương tác MySQL
Buổi 11: Kết hợp Server và Database
Buổi 12: Các đối tượng đặc thù trong Controller
Buổi 13: Request và thao tác với file
Phần 3: Nâng cao:
Buổi 14: Các kỹ năng nền nâng cao.
Buổi 15: Thực hành và góp ý – giải đáp.
Phần 4: Bảo vệ cuối khóa.
Để đăng ký tham gia khóa học, bạn có thể đăng ký theo 3 hình thức:
Cách thứ nhất: Đăng ký và nhận ưu đãi ngay trên website của codestar: https://codestar.vn/product/lap-trinh-web-co-ban/
Cách thứ hai: Đăng ký qua Fanpage của CodeStar: https://www.facebook.com/CodeStarAcademy
Cách thứ ba: Gọi điện thoại trực tiếp vào Hotline: 0367.833.933, các bạn trong đội Tư vấn sẽ hỗ trợ các bạn 24/7.
Chúc các bạn sẽ học hỏi và thu lượm được thật nhiều kiến thức về lập trình web nhé.