Trong cuộc sống hiện nay, việc sử dụng các thiết bị di động là một nhu cầu gần như thiết yếu của con người. Đối với công việc Kiểm thử phần mềm, cần lưu ý những gì khi thực hiện kiểm thử trên các ứng dụng di động. Đặc biệt, đối với những người mới học Tester, sẽ có nhiều thứ rất cần để tâm trong phần này.
Hãy cùng nghiên cứu trong bài viết dưới đây nhé!
Kiểm thử ứng dụng di động là gì?
Kiểm thử ứng dụng di động là kiểm thử về các chức năng, tính khả dụng và nhất quán của ứng dụng chạy trên các thiết bị di động cầm tay.
Các kĩ thuật test trên ứng dụng di động thường được đào tạo chuyên sâu trong các Khóa học Tester từ cơ bản, khóa học tester cho người mới đến Khóa học Tester nâng cao.
Trước hết, để tìm hiểu kĩ hơn về Kiểm thử trên di động, cần phân biệt được các loại ứng dụng di động hiện có.
Các loại ứng dụng di động
Đối với ứng dụng di động, có 3 loại:
▪ Ứng dụng gốc (native app): Là những ứng dụng được viết riêng cho 1 loại nền tảng nhất định bằng các ngôn ngữ riêng (e.g. xCode/Objective C for iOS, Eclipse/Java for Android, Visual Studio/C# for Windows Phone).
▪ Ứng dụng web (web app): Là ứng dụng server-side, người dùng thiết bị di động sẽ dùng các trình duyệt (safari, chrome, firefox) đểtruy cập̣
▪ Ứng dụng lai (hybrid app): Kết hợp giữa ứng dụng web và ứng dụng gốc. Được viết bằng công nghệ web (HTML5, CSS and JavaScript), chạy trong ứng dụng gốc & tận dụng cơ chế của browser để tạo ra HTML và xử lý javascript
Các khó khăn khi kiểm thử ứng dụng di động
• Các ứng dụng mobile được deploy trên nhiều dòng máy khác nhau. Các dòng máy thì có nhiều điểm khác biệt:
Các hệ điều hành khác nhau: Android, IOS, Window Phone,Blackberry.
Ứng với mỗi hệ điều hành thì lại có từng phiên bản hệ điều hành khác nhau.
Cùng 1 hệ điều hành thì có nhiều dòng điện thoại khác nhau.
Kích thước màn hình của điện thoại cũng khác nhau.
Cách hiển thị mặc định ở các dòng máy khác nhau: bàn phím, cách show thông báo,date/time picker
Thiết bị di động có bộ nhớ ít hơn để bàn.
Thiết bị Mobile thì sử dụng đa dạng kết nối wifi hoặc 2G, 3G,4G.
Đối với ứng dụng di động, có khá nhiều điểm lưu ý khác biệt so với kiểm thử trên website thông thường. Cách để dễ dàng phân biệt là thực hành test thật trên các chương trình mobile.
Như vậy, các bạn có cơ hội được va vấp thật với các tình huống thực tế, đưa ra những testcase phù hợp. Đặc biệt, đối với những người mới hoàn toàn, khi tham gia các khóa học Tester, điều này vô cùng quan trọng và có ý nghĩa lớn cho hành trang bước và con đường Tester chuyên nghiệp của mình.
Các loại kiểm thử ứng dụng di động
Cũng khá giống với kiểm thử trên website, kiểm thử ứng dụng di động được chia ra các loại như sau
1. Functional testing – Kiểm thử chức năng :
Kiểm thử chức năng trên mobile thường là việc tiến hành kiểm thử tương tác người dùng với app, kiểm tra các chức năng chính của ứng dụng so với đặc điểm của thiết bị.
2. Performance testing – Kiểm thử hiệu suất
Mục tiêu cơ bản của loại kiểm thử này là đảm bảo rằng app có thể thực hiện ở mức chấp nhận được một vài yêu cầu, điển hình như là truy cập từ rất nhiều người dùng cùng lúc.
3. Security testing – Kiểm thử bảo mật
Đảm bảo tính bảo mật của ứng dụng, có hệ thống mật khẩu bảo vệ mạnh, không cho phép kẻ lạ tấn công, truy cập thay đổi, có khả năng luôn chủ động và có biện pháp ngăn chặn những kẻ tấn công vào các lỗ hổng.
4. Usability testing – Kiểm thử tính khả dụng
Mục đích chính của loại kiểm thử này là đảm bảo chúng ta có ứng dụng dễ sử dụng, trực quan. Với ứng dụng khi được tạo ra, việc sử dụng được nó vào đúng mục đích đã định là một trong những ưu tiên chính mà Tester – người tham gia vào quá trình đảm bảo chất lượng cần quan tâm đến.
5. Compatibility testing – Kiểm thử khả năng tương thích
Loại kiểm thử này đảm bảo rằng app hoạt động như mong muốn trên nhiều loại thiết bị khác nhau về kích thước, độ phân giải, phần cứng, phiển bản… ; Giao diện hiển thị đầy đủ trên mọi kích thước màn hình, không có vùng nào bị khuất hoặc không truy cập được. Hơn nữa, để đảm bảo rằng gọi điện hoặc báo thức hoạt động bình thường khi app đang chạy.6.Recoverability Testing – Kiểm thử khả năng khôi phục.
Cần xác minh khả năng khôi phục sau khi bị crash và ngắt giao dịch; hiệu quả khôi phục ứng dụng trong ngữ cảnh bị ngắt/crash không mong muốn.
Kiểm thử để xác nhận ứng dụng xử lý giao dịch như thế nào trong khi không có nguồn năng lượng (VD: Pin chết hoặc tắt máy bắt ngờ).
Xác nhận các quá trình khi kết nối bị treo, hệ thống cần thiết lập lại để khôi phục dữ liệu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc trì hoãn kết nối.
7. Các phần kiểm tra quan trọng khác
Kiểm tra việc cài đặt (ứng dụng có được cài đặt trong khoảng thời gian hợp lý với các tiêu chí mong muốn hay không).
Kiểm tra việc gỡ bỏ cài đặt (ứng dụng có được gỡ bỏ cài đặt trong khoảng thời gian hợp lý với các tiêu chí mong muốn hay không).
Các trường hợp kiểm tra về mạng (xác nhận mạng có chịu được tải yêu cầu hay không, mạng có thể hỗ trỡ tất cả các ứng dụng cần thiết trong suốt quá trình kiểm thử hay không).
….
Để thực hành và nắm bắt các kĩ năng test trên ứng dụng di động, có một option hiệu quả nhất là tham gia ngay Khóa học Tester cho người mới tại CodeStar Academy. Tại đây, khi tham gia khóa học Tester cho người mới bắt đầu, các bạn sẽ được bắt tay vào làm thực tế các công việc của 1 Tester thực thụ trên các dự án có thật, được đăng nhập vào chương trình website, mobile thực tế để tìm các lỗi và báo cáo lên.
Với sự linh hoạt trong các hình thức đào tạo, giảng dạy hiện nay, tại CodeStar Academy, các bạn sẽ được tham gia khóa học Tester online (Tương tác trực tiếp từ xa với các Giảng viên là Trưởng phòng QA trên 15 năm kinh nghiệm). Chương trình đào tạo thực chiến, bám sát công việc thực tế của 1 Tester tại Doanh nghiệp IT chắc chắn không để các bạn thất vọng. Tham khảo chi tiết khóa học Tester cho người mới tại link: https://codestar.vn/product/testing-for-freshers/ và https://codestar.vn/khoa-hoc-tester-cho-nguoi-moi-hoan-toan/